MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

Mục lục

1

Danh mục các chữ viết tắt

4

Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá

5

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU

7

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ

12

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

12

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

15

I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3

15

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

15

Mở đầu

15

Tiêu chí 1.1Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

16

Tiêu chí 1.2:  Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

18

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

20

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

22

Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

24

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

26

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

28

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

29

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

31

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật; an toàn trường học

32

Kết luận về Tiêu chuẩn 1

34

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

36

Mở đầu

36

Tiêu chí 2.1:  Đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

36

Tiêu chí 2.2:  Đối với giáo viên

38

Tiêu chí 2.3:  Đối với nhân viên

41

Kết luận về Tiêu chuẩn 2

42

Tiêu chuẩn 3:  Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

43

Mở đầu

43

Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

43

Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

46

Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính - quản trị

48

Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

49

Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

51

Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

53

Kết luận về Tiêu chuẩn 3

54

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

55

Mở đầu

55

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

55

Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

57

Kết luận về Tiêu chuẩn 4

59

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

60

Mở đầu

60

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

60

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

63

Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

65

Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục

67

Kết luận về Tiêu chuẩn 5

69

II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4

70

Tiêu chí 1: Nhà trường phát triển Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

70

Tiêu chí 2: Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; Đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 80% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

71

Tiêu chí 3: Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện.

72

Tiêu chí 4: 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Có phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 02 (hai) môn thể thao phù hợp với trẻ em lứa tuổi mầm non.

73

Tiêu chí 5: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

73

Tiêu chí 6: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

    74

Kết luận về mức 4

75

Phần III. KẾT LUẬN CHUNG

76

Phần IV. PHỤ LỤC

 

 

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT

Viết tắt

Chú thích

1

CB-GV-NV

Cán bộ - giáo viên - nhân viên

2

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

3

GDMN

Giáo dục mầm non

4

UBND

Ủy ban nhân dân

 

 

 

 

 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Kết quả đánh giá

1.1. Đánh giá tiêu chí  Mức 1, 2 và 3

Tiêu chuẩn,

tiêu chí

Kết quả

Không đạt

Đạt

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tiêu chuẩn 1

 

 

 

 

Tiêu chí 1.1

 

x

x

x

Tiêu chí 1.2

 

x

x

-

Tiêu chí 1.3

 

x

x

x

Tiêu chí 1.4

 

x

x

x

Tiêu chí 1.5

 

x

x

x

Tiêu chí 1.6

 

x

x

x

Tiêu chí 1.7

 

x

x

-

Tiêu chí 1.8

 

x

x

-

Tiêu chí 1.9

 

x

x

-

Tiêu chí 1.10

 

x

x

-

Tiêu chuẩn 2

 

 

 

 

Tiêu chí 2.1

 

x

x

x

Tiêu chí 2.2

 

x

x

x

Tiêu chí 2.3

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 3

 

 

 

 

Tiêu chí 3.1

 

x

x

x

Tiêu chí 3.2

 

x

x

x

Tiêu chí 3.3

 

x

x

x

Tiêu chí 3.4

 

x

x

x

Tiêu chí 3.5

 

x

x

x

Tiêu chí 3.6

 

x

x

-

Tiêu chuẩn 4

 

 

 

 

Tiêu chí 4.1

 

x

x

x

Tiêu chí 4.2

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 5

 

 

 

 

Tiêu chí 5.1

 

x

x

x

Tiêu chí 5.2

 

x

x

x

Tiêu chí 5.3

 

x

x

x

Tiêu chí 5.4

 

x

x

x

Kết quả: Đạt Mức 3

1.2. Đánh giá tiêu chí Mức 4

Tiêu chí

Kết quả

Ghi chú

Đạt

Không đạt

 

Tiêu chí 1

 

x

 

Tiêu chí 2

x

 

 

Tiêu chí 3

 

x

 

Tiêu chí 4

 

x

 

Tiêu chí 5

 

x

 

Tiêu chí 6

 

x

 

Kết quả: Không đạt Mức 4

2. Kết luận: Trường đạt Mức 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần I

CƠ SỞ DỮ LIỆU

Tên trường: Trường Mầm non Hoài Hảo

          Tên trước đây: Trường Mẫu giáo xã Hoài Hảo (năm 1984), tên hiện nay Trường Mầm non Hoài Hảo (năm 2013).

Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Nhơn

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

tỉnh Bình Định

 

Họ và tên

 Hiệu trưởng

Diệp Thị Ánh Dung

Huyện/quận/thị xã/thành phố

huyện Hoài Nhơn

 

Điện thoại

0889036839

Xã/phường/thị trấn

xã Hoài Hảo

 

Fax

 

Đạt chuẩn quốc gia

Mức 1

 

Website

Edu.viettel.vn/bdh-hoainhon-mghoaihao

Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập)

Năm 1984

 

Số điểm trường

03

Công lập

Công lập

 

Loại hình khác

0

Tư thục

0

 

Thuộc vùng khó khăn

0

Dân lập

0

 

Thuộc vùng đặc biệt khó khăn

0

Trường liên kết với nước ngoài

0

 

 

 

       

1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

Số nhóm, lớp

Năm học 2015-2016

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi

 

 

 

 

 

Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi

 

 

 

 

 

Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi

1

1

1

1

2

Số lớp mẫu giáo 3-4 tuổi

1

1

1

1

4

Số lớp mẫu giáo 4-5 tuổi

3

4

4

4

5

Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi

4

5

6

6

5

Cộng

9

11

12

12

16

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường

TT

Số liệu

Năm học 2015-2016

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Ghi chú

I

Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

9

11

12

12

16

 

1

Phòng kiên cố

0

0

0

0

8

 

2

Phòng bán kiên cố

9

11

12

12

8

 

3

Phòng tạm

0

0

0

0

0

 

II

Khối phòng phục vụ học tập

1

1

1

1

2

 

1

Phòng kiên cố

 

 

 

 

 

 

2

Phòng bán kiên cố

1

1

1

1

2

 

III

Khối phòng hành chính, quản trị

5

5

5

5

6

 

1

Phòng kiên cố

0

0

0

0

0

 

2

Phòng bán kiên cố

5

5

5

5

6

 

3

Phòng tạm

 

 

 

 

 

 

IV

Khối phòng tổ chức ăn

1

1

2

2

2

 

1

Phòng bán kiên cố

1

1

2

2

2

 

V

Các công trình, khối phòng chức năng khác (nếu có)

 

 

 

1

1

 

 

Cộng

16

18

20

21

27

 

3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá

 

 

Tổng số

 

Nữ

 

Dân tộc

Trình độ đào tạo

Ghi chú

Chưa đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Hiệu trưởng

1

1

Kinh

 

 

1

 

Phó Hiệu trưởng

1

1

Kinh

 

 

1

 

Giáo viên

32

32

Kinh

 

10

22

 

Nhân viên

14

14

Kinh

2

11

1

Bảo vệ, tạp vụ

Cộng

48

48

 

2

21

25

 

b) Số liệu của 5 năm gần đây

TT

Số liệu

Năm học 2015-2016

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

1

Tổng số giáo viên

18

22

24

24

32

2

Tỷ lệ trẻ em/giáo viên (đối với nhóm trẻ)

12,5%

12,5%

12,5%

12,5%

12%

3

Tỷ lệ trẻ em/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú)

 

 

 

 

 

4

Tỷ lệ trẻ em/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ bán trú)

14,5%

15,4%

15,6%

15,4%

14,1%

5

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện và tương đương trở lên (nếu có)

4

 

1

 

4

6

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và tương đương trở lên (nếu có)

 

 

 

 

 

7

Các số liệu khác (nếu có)

 

 

 

 

 

4. Trẻ em

TT

Số liệu

Năm học 2015-2016

Năm học 2016-2017

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Ghi chú

1

Tổng số trẻ em

257

332

367

363

451

 

Nữ

118

173

180

179

201

 

Dân tộc thiểu số

 

 

 

 

 

 

2

Đối tượng chính sách

11

12

16

18

17

 

3

Khuyết tật

 

 

 

 

 

 

4

Tuyển mới

119

166

202

216

206

 

5

Học 2 buổi/ngày

     257

    332

367

363

     451

 

6

Bán trú

     257

332

367

363

451

 

7

Tỉ lệ trẻ em/lớp

29%

30,7%

31,1%

30,7%

28,2%

 

8

Tỉ lệ trẻ em/nhóm

25%

25%

25%

25%

24%

 

9

- Trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi

 

 

 

 

 

 

- Trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi

 

 

 

 

 

 

- Trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi

25

25

25

25

48

 

- Trẻ từ 3-4 tuổi

25

25

25

25

       91

 

- Trẻ từ 4-5 tuổi

88

117

115

116

138

 

- Trẻ từ 5-6 tuổi

119

165

202

197

174

 

 

5. Các số liệu khác (Công tác phổ cập giáo dục mầm non và  kết quả giáo dục)

 

TT

Số liệu

Năm học: 2015-2016

Năm học: 2016-2017

Năm học: 2017-2018

Năm học: 2018-2019

Năm học: 2019-2020

Ghi chú

1

Trong địa bàn tuyển sinh của trường tỉ lệ huy động trẻ em lứa tuổi mầm non tới trường

49%

 

53/%

 

 

63%

 

61,6%

69%

 

2

Tỉ lệ trẻ em 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non

 

100%

 

100%

100%

100%

100%

 

 

 

 

Phần II

TỰ ĐÁNH GIÁ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ         

1. Tình hình chung của nhà trường

Trường Mầm non Hoài Hảo được thành lập năm 1984, thuộc loại hình trường công lập. Trước đây trường có tên gọi là: Trường Mẫu giáo xã Hoài Hảo thuộc loại hình trường dân lập được UBND Hoài Hảo quản lý, đến tháng 3 năm 2013 nhà trường đã chuyển sang loại hình công lập. Trường Mầm non Hoài Hảo đạt chuẩn quốc gia Mức độ 1 theo Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh Bình Định. Kiểm định chất lượng trường mầm non đạt cấp độ 2 theo Quyết định số 387/QĐ-SGDĐT ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Sở Giáo dục và  Đào tạo.

          Hiện nay, nhà trường có 03 điểm trường được tổ chức học bán trú, có 02 bếp ăn hợp vệ sinh. Điểm trường chính nằm tại thôn Tấn Thạnh 1 xã Hoài Hảo và 02 điểm lẻ nằm tại thôn Cự Lể và thôn Phụng Du 2. Nhà trường có 16 phòng học đúng quy cách, có 07 phòng chức năng được trang bị thiết bị đồ dùng tương đối đảm bảo. Điểm chính có tường rào bao bọc, sân chơi có vườn cổ tích, khu phát triển đa năng, khu giáo dục an toàn giao thông cho bé, vườn thuốc nam, vườn rau, vườn hoa của bé. Các lớp học có trang bị đủ bộ đồ chơi tối thiểu, đảm bảo đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi ở các góc để các cháu học và vui chơi. Năm năm gần đây Trường Mầm non Hoài Hảo luôn giữ vững là đơn vị trường Tiên tiến. Năm học 2017 - 2018, Trường Mầm non Hoài Hảo được UBND tỉnh Bình Định tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”; Công đoàn được Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Định tặng Bằng khen.

Trường có 48 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Trong đó: cán bộ quản lý: 02 (01 Phó hiệu trưởng đang đề nghị chuyển đến từ Trường Mầm non Tam Quan trong năm học 2020 - 2021); giáo viên: 32; nhân viên: 14 (kế toán: 02, y tế: 01, cấp dưỡng: 09, bảo vệ: 01, tạp vụ 01).

Học sinh: Tổng số 453 (đầu năm) đến tháng 5 có 02 trẻ chuyển trường còn lại 451 trẻ; nữ 201 trẻ.

Trong đó: Nhà trẻ: 48 trẻ; mẫu giáo: 403 trẻ.

* Việc quản lý chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục

           Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch năm học cụ thể, đúng với quan điểm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và phù hợp với tình hình thực tế của trường.

Phân công lao động hợp lý dựa theo năng lực chuyên môn của mỗi giáo viên.

Giáo viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng bước nâng cao trình độ tin học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ dưới nhiều hình thức.

Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy.

Phối hợp tốt các tổ chức trong và ngoài nhà trường đặc biệt là hội cha mẹ trẻ trong các hoạt động của trường với mục đích đem lại kết quả tốt nhất trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

* Công tác tài chính

          Từ năm 2017 đến nay nhà trường đã được giao kinh phí tự chủ về tài chính. Tài chính của trường được cấp từ ngân sách nhà nước 100%, việc sử dụng ngân sách hợp lý, chính xác, phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ một cách toàn diện.

          2. Mục đích tự đánh giá

Để xem xét kiểm tra chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và biện pháp thực hiện, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng trong giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định. Nhằm cải tiến nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường; giải trình, thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho giáo dục, góp phần tạo điều kiện đảm bảo cho nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; để cơ quan nhà nước đánh giá và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động tự đánh giá

Thực hiện Thông tư số:19/2018/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non và Công văn số 5942/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non, Trường Mầm non Hoài Hảo căn cứ vào các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT để tiến hành xem xét, tự đánh giá và báo cáo về thực trạng chất lượng, hiệu quả các hoạt động quản lý, chuyên môn… chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu cần khắc phục và xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực, từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục và đào tạo đã đề ra.

Nhà trường đã sử dụng công cụ tự đánh giá là các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường mầm non theo Thông tư số: 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 Ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non và các tài liệu hướng dẫn xác định nội hàm, gợi ý tìm minh chứng theo tiêu chuẩn đánh giá trường Mầm non.

Công tác tự đánh giá của nhà trường được thực hiện đúng quy định mà Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn theo các bước:

1- Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

2- Lập kế hoạch tự đánh giá.

3- Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

4- Các nhóm công tác đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí

5- Viết báo cáo tự đánh giá.

6- Công bố báo cáo tự đánh giá.

7- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá

           Hiệu trưởng nhà trường ra Quyết định số 12/QĐ–TrMN ngày 04 tháng 12 năm 2019 về việc thành lập Hội đồng tự đánh giá chất lượng giáo dục Trường Mầm non Hoài Hảo gồm 09 thành viên do bà Diệp Thị Ánh Dung - Hiệu trưởng nhà trường làm chủ tịch hội đồng. Đồng thời, xây dựng kế hoạch tự đánh giá và phổ biến kế hoạch tự đánh giá đến toàn thể CB-GV-NV của nhà trường.

Hội đồng tự đánh giá đã triển khai các cuộc họp để thống nhất quy trình công tác tự đánh giá giáo dục của nhà trường và phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng thành viên và các nhóm công tác. Hội đồng gồm 01 nhóm thư ký (03 thành viên) và 05 nhóm công tác (nhóm 01: tự đánh giá tiêu chuẩn 1 và tiêu chí 1,5,6 của Mức 4; nhóm 02: tự đánh giá tiêu chuẩn 2 và tiêu chí 2 của Mức 4; nhóm 03: tự đánh giá tiêu chuẩn 4 và tiêu chí 3,4 của Mức 4; nhóm 04: tự đánh đánh giá tiêu chuẩn 3; nhóm 05: tự đánh giá tiêu chuẩn 5).

          Nhà trường đã tổ chức tập huấn cho toàn thể CB-GV-NV trong nhà trường với thời gian 01 ngày về nội dung Hướng dẫn tự đánh giá trường mầm non theo Thông tư số: 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ GD&ĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non và gợi ý tìm minh chứng. Sau khi tp huấn, các nhóm công tác và từng cá nhân trong Hội đồng tự đánh giá đã tiến hành thực hiện phân tích tiêu chí, tìm minh chứng cho từng tiêu chí; phân loại, mã hóa các thông tin, minh chứng thu được và lập bảng Danh mục mã minh chứng đầy đủ theo kế hoạch phân công.

          Tổ chức họp Hội đồng tự đánh giá để thảo luận về những vấn đề nảy sinh từ các minh chứng thu được và xác định những thông tin, minh chứng cần thu thập bổ sung; đồng thời, các nhóm công tác chuyên trách báo cáo nội dung của từng phiếu đánh giá tiêu chí để lấy ý kiến góp ý và tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các nội dung của phiếu đánh giá tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá và tổ chức họp Hội đồng tự đánh giá để thông qua báo cáo tự đánh giá, kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo tự đánh giá và các nội dung liên quan trước khi công bố dự thảo báo cáo tự đánh giá trong nội bộ nhà trường; thu thập các ý kiến đóng góp, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; trên cơ sở đó, đề xuất những kế hoạch cải tiến chất lượng.

Nhà trường đã công bố công khai báo cáo tự đánh giá trong hội đồng nhà trường và đăng lên trang thông tin điện tử của trường; tổ chức thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng giai đoạn nhằm cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường.

Nhìn chung, công tác tự đánh giá của nhà trường được thực hiện đúng theo quy trình các bước mà Bộ GD&ĐT đã quy định, các thành viên trong nhóm công tác đã nỗ lực làm việc, tích cực, nhiệt tình trong việc thu thập các thông tin, minh chứng, đề xuất cải tiến chất lượng, đảm bảo tiến độ theo nội dung kế hoạch tự đánh giá của nhà trường đã đề ra.

B.  TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

I.  TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 VÀ 3

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Mở đầu:

Nhà trường có đầy đủ bộ máy tổ chức và quản lý theo quy định Điều lệ trường mầm non, việc quản lý của nhà trường được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống từ cán bộ quản lý đến các tổ, các bộ phận chức năng và chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động trong nhà trường, thực hiện tốt công tác tổ chức và quản lý nhà trường đảm bảo theo Quy định của Điều lệ trường mầm non.

Trường đã xây dựng phương hướng chiến lược và phát triển nhà trường được các cấp lãnh đạo phê duyệt, đồng thời được rà soát, bổ sung, điều chỉnh mỗi năm học. Nhà trường thành lập 04 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng hoạt động thường xuyên, tham mưu đảm bảo giúp việc cho nhà trường. Có tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Có Hội đồng trường và các Hội đồng khác như: Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, Hội đồng chấm thi đồ dùng dạy học, viết Sáng kiến cấp trường. Trường có 16 lớp học được phân chia theo độ tuổi đảm bảo số trẻ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, 100% trẻ trong trường được học theo Chương trình giáo dục mầm non và học 2 buổi/ngày (Bán trú).

Từ khi thành lập trường đến nay, nhà trường luôn thực hiện tốt công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản, quản lý CB-GV-NV, quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện tốt quy chế dân chủ. Các hoạt động của nhà trường ổn định và phát triển, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ và CB-GV-NV trong nhà trường nên nhiều năm qua nhà trường đã được công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, năm học 2017-2018 đạt “Tập thể Lao động xuất sắc”

Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường

Mức 1:

a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật Giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường;

b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin điện tử của Phòng GD&ĐT huyện Hoài nhơn.

Mức 2:

Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.

Mức 3:

Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Trong quá trình phát triển để đảm bảo tính ổn định và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển theo từng giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Trường Mầm non Hoài Hảo đã đề ra phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu GDMN được quy định tại Luật Giáo dục, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng giai đoạn và phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường: về điều kiện cơ sở vật chất, năng lực và trình độ đội ngũ giáo viên, dự báo khả năng huy động trẻ ra lớp [H1-1.1-01];

Chiến lược phát triển được xây dựng bằng văn bản, xác định rõ mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ trọng tâm và biện pháp thực hiện trong từng giai đoạn. Đề án phát triển trường mầm non giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 kế hoạch phát triển trường mầm non năm học 2019 - 2020 đã được Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn phê duyệt [H1-1.1-01];

Nhà trường đã công bố chiến lược phát triển bằng các hình thức như: thông qua các cuộc họp Hội đồng trường, họp liên tịch, Hội đồng sư phạm, niêm yết tại bảng tin của nhà trường và đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường Edu.viettel.vn/bdh-hoainhon-mghoaihao [H1-1.1-02]; [H1-1.1-03].

Mức 2:

Ngoài sự hướng dẫn chung của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm của nhà trường bám sát theo định hướng phát triển của chiến lược. Trong quá trình thực hiện có sự giám sát của các tổ chức trong nhà trường và các cấp lãnh đạo quản lý. Nhà trường có các giải pháp giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04]; [H1-1.1-05].

Mức 3:

Nhà trường định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường có sự tham gia thảo luận, thống nhất của các thành viên trong Hội đồng trường, của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cha mẹ trẻ. Tuy nhiên, sự tham gia góp ý kiến phương hướng chiến lược của phụ huynh và cộng đồng chưa được rộng rãi [H1-1.1-03]; [H1-1.1-04].

2. Điểm mạnh

Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với mục tiêu GDMN được quy định tại Luật Giáo dục, định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong từng giai đoạn và phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường; được công bố công khai rộng rãi trong nhà trường, công bố trên trang thông tin điện tử của trường và đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

3. Điểm yếu

Phương hướng, chiến lược ít có sự tham gia góp ý rộng rãi của cha mẹ trẻ và cộng đồng.         

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Năm học 2020 - 2021, nhà trường tiếp tục tổ chức đánh giá rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng chiến lược, đưa ra các giải pháp thiết thực vào kế hoạch năm học để thực hiện, giúp nhà trường thực hiện phương hướng chiến lược đạt hiệu quả hơn. Đồng thời chú trọng việc công khai phương hướng chiến lược trong các cuộc họp phụ huynh, buổi tổng kết của nhà trường có lãnh đạo ngành, địa phương tham dự để được góp ý bổ sung giúp nhà trường thực hiện đạt hiệu quả hơn cho những năm tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

          Mức 1:

          a) Được thành lập theo quy định;

          b) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định;

c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.

Mức 2:

Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

         Trường có Hội đồng trường được thành lập theo Quyết định số 260A/QĐ-PGDĐT ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn; nhà trường có thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng chấm thi cấp trường...nhằm đẩy mạnh các phong trào thi đua và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường [H1-1.2-01]; [H1-1.2-02];

  Hội đồng trường chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, giám sát việc sử dụng các nguồn lực, thực hiện các chỉ tiêu hằng năm và những vấn đề quan trọng khác như: Quyết định về mục tiêu, chiến lược và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết định về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường; giới thiệu, quy hoạch cán bộ quản lý để bổ nhiệm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng chấm thi giúp nhà trường tổ chức tốt phong trào thi đua, xem xét, đề nghị khen thưởng đối với CB-GV-NV và trẻ trong nhà trường. Các hội đồng khác tổ chức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định [H1-1.2-01]; [H1-1.1-05];

  Các hoạt động được rà soát, đánh giá theo định kỳ và kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với từng thời điểm hiện tại; định kỳ cuối học kỳ I, học kỳ II, các hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường tiến hành việc rà soát, đánh giá thực hiện các hoạt động của các tổ chức, đánh giá xếp loại theo hướng dẫn, đề ra phương hướng nhiệm vụ trong học kỳ tới một cách kịp thời; cuối năm tiến hành tổng kết đánh giá năm học, xây dựng phương hướng nhiệm vụ trong năm học tiếp theo [H1-1.1-05]; [H1-1.2-01].

                   Mức 2:

Các hội đồng của nhà trường phối hợp tổ chức tốt các hoạt động, đạt hiệu quả cao đã góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Tuy nhiên, một vài thành viên trong hội đồng đôi lúc chưa phát huy hết vai trò chức năng của mình do công tác kiêm nhiệm quá nhiều. [H1-1.1-05]; [H1-1.2-03].

2. Điểm mạnh

         Trường có Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm, Hội đồng thi đua khen thưởng và các hội đồng khác theo Điều lệ trường mầm non; phối hợp tổ chức các hoạt động trong nhà trường đạt kết quả cao.

3. Điểm yếu

Một vài thành viên trong hội đồng đôi lúc chưa phát huy hết vai trò chức năng của mình do công tác kiêm nhiệm nhiều chức danh.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

         Tiếp tục tổ chức phối hợp thực hiện tốt các hoạt động của các hội đồng trong nhà trường. Chủ tịch Hội đồng cần xem xét tình hình thực tế để phân công nhiệm vụ cho phù hợp với từng thành viên nhằm phát huy tốt vai trò chức năng hoạt động của từng cá nhân trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường

         Mức 1:

         a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định;

         b) Hoạt động theo quy định;

         c) Hằng năm, các hoạt động được rà soát, đánh giá.

         Mức 2:

         a) Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 01 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

         b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.

         Mức 3:

         a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

         b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

         Trường có tổ chức đoàn thanh niên với 32 đoàn viên thanh niên, hoạt động đúng theo Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, mỗi năm đều tổ chức Đại hội Chi đoàn, hoạt động dưới sự chỉ đạo của Chi bộ Đảng Trường Mầm non Hoài Hảo. Trong năm học 2018-2019 Chi đoàn nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ và được Chủ tịch UBND xã Hoài Hảo tặng giấy khen Chi đoàn tích cực tham gia phong trào văn nghệ địa phương, 01 đoàn viên thanh niên được xã đoàn Hoài Hảo tặng giấy khen, tuy nhiên đoàn viên chi đoàn có con nhỏ nhiều. [H1-1.3-01];

         Công Đoàn nhà trường gồm 40 đoàn viên, có 01 chủ tịch công đoàn, 01 phó chủ tịch, 01 ủy viên Ban chấp hành công đoàn, được cơ cấu tổ chức theo quy định của pháp luật và Điều lệ trường mầm non. Công đoàn nhà trường hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo của Liên đoàn Lao động huyện Hoài Nhơn [H1-1.3-01]; [H1-1.3-03];

         Hằng năm các hoạt động của Công đoàn được rà soát, đánh giá theo định kỳ và kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường [H1-1.3-01].

         Mức 2:

         Trường có Chi bộ độc lập gồm 20 đảng viên, trong đó có Bí thư, Phó Bí thư và ủy viên được cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, Chi bộ trường đã đạt 04 năm Chi bộ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”, 01 năm 2018 đạt Chi bộ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” [H1-1.3-02];

Hằng năm nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể của địa phương để tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục và công tác giữ gìn an ninh trật tự trường học. Hằng tháng Bí thư chi bộ họp trực báo với Đảng ủy xã nhằm trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình địa phương để phối hợp quản lý chỉ đạo hoạt động của nhà trường cho phù hợp.

Mức 3:

         Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá chi bộ có 04 năm  được công nhận chi bộ “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” và 01 năm 2018 chi bộ công nhận “ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

         Công đoàn trường đã phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện tốt các hoạt động như: Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chuyên đề; các hội thi... Góp phần tích cực nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các phong trào thi đua của nhà trường đạt hiệu quả cao. Động viên, khuyến khích các đoàn viên tích cực thi đua dạy tốt, chăm sóc, giáo dục trẻ tốt; tổ chức các ngày lễ như 8/3, 20/10, 20/11...; vận động đoàn viên tham gia hiến máu nhân đạo, đóng góp các quỹ như: “Mái ấm tình thương”, “Bếp tình thương”, “quỹ hỗ trợ giáo viên, học sinh vùng khó khăn”, “quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “quỹ vì người nghèo”...  Góp phần tích cực nâng cao chất lượng các hoạt động, các phong trào thi đua của nhà trường và cộng đồng đạt hiệu quả cao. Năm học 2018 - 2019, Công đoàn Trường Mầm non Hoài Hảo có 01 cá nhân được Liên đoàn Lao động huyện Hoài Nhơn tặng giấy khen, [H1-1.3-01]; [H1-1.3-02]; [H1-1.1-05]. Tuy nhiên đôi lúc công tác phối hợp giữa các thành viên trong Ban chấp hành Công đoàn chưa được thường xuyên.

2. Điểm mạnh

         Trường có Chi bộ, tổ chức Công đoàn được cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; Chi bộ đã lãnh đạo chính quyền, Công đoàn trường tổ chức thực hiện tốt các hoạt động, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, các phong trào thi đua của nhà trường và cộng đồng đạt hiệu quả cao; hằng năm Chi bộ đều đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và Công đoàn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh.

3. Điểm yếu

          Đôi lúc công tác phối hợp giữa các thành viên trong Ban chấp hành Công đoàn chưa được thường xuyên. Chi đoàn thanh niên đa số có con nhỏ nên tổ chức các hoạt động còn hạn chế.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

         Chi bộ tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo Công đoàn trường phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện tốt các hoạt động, nâng cao vai trò hoạt động của Ban Nữ công giúp phong trào thi đua trong nhà trường đạt hiệu quả cao hơn trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo.

         Năm học 2020 - 2021, lãnh đạo nhà trường tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất trong việc bố trí công tác chuyên môn để các thành viên trong Ban chấp hành  Công đoàn có điều kiện phối hợp thường xuyên hơn trong công tác.

        Nhà trường tạo điều kiện để Bí thư và Phó bí thư Chi đoàn Thanh niên được tham gia các lớp tập huấn công tác đoàn do huyện Đoàn tổ chức nhằm nâng cao năng lực và kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Chi đoàn trường.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

         Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

         Mức 1:

         a) Có Hiệu trưởng, số lượng Phó Hiệu trưởng theo quy định;

         b) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;

         c) Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

         Mức 2:

         a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 (một) chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục;

         b) Hoạt động tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.

         Mức 3:

         a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;

         b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

         Nhà trường thuộc loại trường hạng 01, có 48 CB-GV-NV. Trong đó:  

         Có 02 cán bộ quản lý (01 Hiệu trưởng phụ trách chung, 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn - Phó Hiệu trưởng đang đề nghị chuyển từ Trường Mầm non Tam Quan đến trong năm học 2020 - 2021) [H1-1.4-01];

Có 04 tổ chuyên môn: Tổ chuyên môn 01 có 11 người, gồm: 10 giáo viên dạy lớp trẻ 05 tuổi và 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn; Tổ chuyên môn 02 có 14 người, gồm: 04 giáo viên dạy lớp 24-35 tháng tuổi, 10 giáo viên dạy trẻ 3-4 tuổi; Tổ chuyên môn 03 có 14 người, gồm: 14 giáo viên dạy lớp trẻ 4-5 tuổi; Tổ chuyên môn 04 có 10 người, gồm: 09 nhân viên cấp dưỡng và 01 Hiệu trưởng; Tổ văn phòng có 05 người, gồm: 02 kế toán, 01 y tế, 01 bảo vệ, 1 tạp vụ. Cơ cấu tổ chức đúng theo qui định Điều lệ trường mầm non [H1-1.4-02];

Tổ chuyên môn và tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động cụ thể theo năm, tháng, tuần. Tổ chức thực hiện phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng tổ [H1-1.4-03]; [H1-1.4-04]; [H1-1.4-05].

Mức 2:

          Hằng năm, tổ chuyên môn đều xây dựng chuyên đề về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chuyên đề như: năm học 2015-2016 chuyên đề phát triển vận động, giáo dục kỹ năng sống, khám phá xã hội. Năm học 2016 - 2017 tổ chức chuyên đề toán, văn học, phát triển vận động. Năm học 2017 - 2018 tổ chức chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm. Năm học 2018 -2019 tổ chức chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo hình, phát triển vận động. Năm học 2019 - 2020 tổ chức chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, văn học, vận động, đã góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường [H1-1.4-03];

         Tổ chuyên môn và tổ văn phòng tổ chức các hoạt động có hiệu quả và được rà soát, đánh giá theo định kỳ hằng tháng, học kỳ, năm học... kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của tổ đã góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường [H1-1.4-03]; [H1-1.4-04].

         Mức 3:

         Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng đã có nhiều đóng góp trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường như: Tổ chức hoạt động thi đua dạy tốt, học tốt, các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chuyên đề, các hội thi. Tuy nhiên, tổ văn phòng, tổ chuyên môn sinh hoạt còn đơn điệu ít đổi mới, ít sáng tạo [H1-1.4-03];

         Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện có hiệu quả các chuyên đề đã đề xuất góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường [H1-1.4-03]; [H1-1.1-05].

         2. Điểm mạnh

         Nhà trường có đủ số lượng cán bộ quản lý, tổ chuyên môn và tổ văn phòng được cơ cấu tổ chức theo quy định; có kế hoạch hoạt động cụ thể và tổ chức thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được giao; hằng năm, tổ chuyên môn đều xây dựng được chuyên đề về công tác chăm sóc, giáo dục trẻ và tổ chức thực hiện có hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường.      

         3. Điểm yếu

Sinh hoạt của tổ chuyên môn, tổ văn phòng còn đơn điệu ít đổi mới, ít sáng tạo;

Thừa 01 nhân viên kế toán bán trú.

         4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng tổ văn phòng tích cực xây dựng kế hoạch có chất lượng; trực tiếp dự các buổi sinh hoạt tổ để góp ý, rút kinh nghiệm xây dựng nội dung sinh hoạt phong phú, chỉ đạo đổi mới sinh hoạt các tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo;

         5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

         Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

         Mức 1:

         a) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

         b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 2 buổi trên ngày;

         c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ em cùng một dạng khuyết tật.

         Mức 2:

         Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định và được phân chia theo độ tuổi.

         Mức 3:

         Nhà trường có không quá 20 (hai mươi) nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

          1. Mô tả hiện trạng   

Mức 1:

           Năm học 2019 - 2020, nhà trường tuyển sinh, tiếp nhận hồ sơ trẻ nhập học theo thực tế biên chế được 16 lớp với tổng số trẻ 453 trẻ. Trong đó gồm có: 05 lớp lá: 173 trẻ; 05 lớp chồi: 138 trẻ; 04 lớp mầm: 91 trẻ; 02 nhóm trẻ: 48 trẻ. Tháng 5 năm 2020 có 02 trẻ lớp lá chuyển đi Sài Gòn còn lại 451 trẻ. Các lớp đều được phân chia theo độ tuổi đúng quy định [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02];

          Trường có 100% trẻ được học 02 buổi/ngày và tổ chức bán trú tại trường [H1-1.5-02];

          Trường không có trẻ khuyết tật [H1-1.5-02].

           Mức 2:

           Nhà trường có 05 lớp lá: 171 trẻ; 05 lớp chồi: 138 trẻ; 04 lớp mầm: 91 trẻ và 02 nhóm trẻ; 48 trẻ. Các lớp đều được phân chia theo độ tuổi đúng quy định. Tuy nhiên so với nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh chưa đáp ứng vì thiếu phòng học nên phải đưa con đến tư thục học [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02].

           Mức 3:

           Nhà trường có 16 nhóm lớp, không vượt quá số nhóm lớp so với quy định [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02].

         2. Điểm mạnh

           Nhà trường có 16 nhóm lớp, số lớp đảm bảo theo quy định, tất cả các lớp được phân chia theo độ tuổi đảm bảo theo Điều lệ trường mầm non, 100% số lớp được tổ chức ăn bán trú.

          3. Điểm yếu

Phòng học còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh.

                                         4. Kế hoạch cải tiến chất lượng   

           Năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường tích cực tham mưu các cấp lãnh đạo xây thêm 08 phòng học tại điểm chính Tấn Thạnh 1 để đáp ứng nhu cầu gửi con của phụ huynh đồng thời thanh lý dãy phòng học cũ  tạo môi trường xanh sạch đẹp để phụ huynh yên tâm gửi con đến trường.

         5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

         Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính và tài sản

         Mức 1:

         a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;

         b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định, quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

         c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

         Mức 2:

         a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;

         b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra kiểm toán;

         Mức 3:

         Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương.

         1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

         Nhà trường thực hiện hệ thống hồ sơ đầy đủ, được lưu trữ theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non; lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, văn bản rõ ràng, khoa học [H1-1.6-01];

         Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản kịp thời theo qui định, đảm bảo theo nguyên tắc tài chính; công khai tài chính minh bạch; kiểm kê tài sản theo quy định; định kỳ hàng quý, học kỳ, năm; có kiểm tra tài chính, tài sản theo qui định, quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành [H1-1.6-02];

         Biên bản thanh tra, kiểm tra của cấp có thẩm quyền về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả trong nhà trường [H1-1.6-02].

         Mức 2:

          Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường bao gồm: Phần mềm kế toán Misa Mimosa.Net 2019; phần mềm bảo hiểm xã hội; phần mềm pmis; phần mềm cơ sở dữ liệu; phần mềm dinh dưỡng; phần mềm giáo án điện tử [H1-1.6-03];

         Không vi phạm trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản. Hằng năm được Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn kiểm tra xếp loại tốt [H1-1.6-04].

         Mức 3:

         Nhà trường xây dựng phương hướng chiến lược và phát triển nhà trường, trong đó có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường, thực tế địa phương [H1-1.1-01]; [H1-1.1-05].

          2. Điểm mạnh

         Hệ thống hồ sơ quản lý hành chính, tài chính, tài sản của nhà trường được lưu trữ theo quy định; thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản kịp thời, đúng nguyên tắc tài chính, kế toán; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả; thực hiện tốt công nghệ thông tin và có hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường.

          3. Điểm yếu

         Kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm tạo ra nguồn tài chính còn chung chung chưa cụ thể.

         4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

         Trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác tài chính, theo đúng quy định của tài chính. Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để tạo ra các nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện nhà trường.

         5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3                                                                                               

          Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

         Mức 1:

         a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên;

         b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;

         c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

         Mức 2:

         Có biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

          1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

         Hằng năm, nhà trường đều có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên để nâng cao tay nghề, phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đôi lúc đạt hiệu quả chưa cao [H1-1.4-05];

         Hằng năm, Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên rõ ràng, hợp lý, thể hiện rõ nhiệm vụ của từng thành viên phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo. Việc phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong nhà trường đảm bảo hiệu quả, nâng cao được chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đạt và vượt các chỉ tiêu so với kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học, được công nhận "Tập thể Lao động Tiên tiến” [H1-1.7-01]; [H1-1.7-02];

         Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều lệ trường mầm non như trang bị đầy đủ các tài liệu phục vụ chuyên môn, trang thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ; được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng lương, phụ cấp, các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp [H1-1.7-03]; [H1-1.1-05]; [H1-1.3-01].

         Mức 2:

          Nhà trường đã phối hợp thực hiện nhiều biện pháp để phát huy được năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ thông qua các buổi hội giảng, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, các hội thi, sinh hoạt tổ chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề [H1-1.1-05]; [H1-1.3-01]; [H1-1.1-03].

          2. Điểm mạnh

          Hằng năm, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hợp lý. CB-GV-NV nhà trường được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định; được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng lương, phụ cấp theo lương khi đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật.

          3. Điểm yếu

         Tỷ lệ giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non còn nhiều. 

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Khuyến khích các giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm mầm non (đạt chuẩn) tiếp tục học tập nâng cao trình độ trên chuẩn đáp ứng yêu cầu của GDMN trong thời gian tới. Trong  năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường chỉ đạo các tổ trưởng tổ chức hướng dẫn nội dung bồi dưỡng chuyên môn sâu sát hơn và lồng ghép với nhiều hình thức bồi dưỡng thông qua hội họp, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, hội thi...

          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2

          Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

         Mức 1:

         a) Kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế của địa phương và điều kiện của nhà trường;

         b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;

         c) Kế hoạch giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

         Mức 2:

         Các biện pháp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.

          1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

          Hằng năm, dựa vào hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn; Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT và điều kiện thực tế của trường để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường [H1-1.7-02]; [H1-1.8-01];

          Kế hoạch giáo dục của nhà trường được triển khai, hướng dẫn cụ thể cho giáo viên thực hiện; giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục năm, tháng, tuần cụ thể và tổ chức thực hiện đầy đủ theo từng chủ đề, phù hợp với từng độ tuổi; phù hợp với điều kiện của lớp, văn hóa địa phương và khả năng, nhu cầu của trẻ [H1-1.8-02]; [H1-1.8-03];

          Kế hoạch giáo dục được kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kịp thời theo từng chủ đề/tháng. Tuy nhiên, vẫn còn một vài giáo viên lớn tuổi thực hiện chưa kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch giáo dục theo chủ đề. Khi tổ chuyên môn, lãnh đạo trường kiểm tra, đôn đốc mới thực hiện [H-1.8-02]; [H1-1.1-05].

         Mức 2:

          Nhà trường có kế hoạch kiểm tra nội bộ và được kiểm tra, đánh giá các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả. Hằng năm có giấy khen, giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền công nhận [H1-1.8-04]; [H1-1.8-05]; [H1-1.1-05].

         2. Điểm mạnh

          Xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình thực tế trường, lớp, phù hợp với văn hóa địa phương, phù hợp khả năng và nhu cầu của trẻ và tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung chương trình theo kế hoạch đề ra; có kế hoạch kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho giáo viên thực hiện.

          3. Điểm yếu

         Còn một số ít giáo viên lớn tuổi đôi lúc chưa thực hiện kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch giáo dục theo chủ đề.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Hiệu trưởng chỉ đạo bộ phận chuyên môn nhà trường tích cực kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn, kịp thời giúp đỡ một số giáo viên lớn tuổi điều chỉnh, bổ sung thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo.

          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2

         Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

         Mức 1:

         a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường;

         b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật;

         c) Hằng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

         Mức 2:

         Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả.

          1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

          Tất cả các loại kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường đều được tập thể CB-GV-NV tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến thông qua các buổi hội họp như Hội nghị công chức, viên chức, người lao động, họp Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm... Tuy nhiên, một số thành viên đôi lúc chưa tích cực, mạnh dạn tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến vào các văn bản dự thảo của nhà trường [H1-1.2-03]; [H1-1.9-01];

          Nhà trường chưa để xảy ra các trường hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong nhà trường hoặc vượt cấp [H1-1.9-02]; [H1-1.9-03]; [H1-1.3-01];

          Hằng năm, trường có báo cáo tổng kết việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường [H1-1.9-02].                                   

                   Mức 2:

          Nhà trường có các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch, các biện pháp kiểm tra, giám sát có hiệu quả thể hiện qua bảng công khai cáo báo tổng kết của thanh tra nhân dân, công đoàn, chính quyền [H1-1.9-03]; [H1-1.1-02]; [H1-1.1-05].

          2. Điểm mạnh

         Các tổ chức, đoàn thể, tập thể CB-GV-NV trong nhà trường thực hiện đúng các quy định, quy chế dân chủ cơ sở liên quan đến các hoạt động của nhà trường. Nhà trường chưa để xảy ra các trường hợp đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong nhà trường hoặc vượt cấp. Hằng năm, trường có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

          3. Điểm yếu

         Một số giáo viên, nhân viên chưa tích cực, mạnh dạn tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến vào các văn bản dự thảo của nhà trường.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

                   Nhà trường tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, động viên, khuyến khích giáo viên, nhân viên tích cực, mạnh dạn tham gia đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế. Trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường sẽ yêu cầu giáo viên, nhân viên viên nghiên cứu kỹ và có ý kiến đóng góp vào bản dự kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế của nhà trường.

         5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2

         Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

         Mức 1:

         a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn, phòng chống tai nạn thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng chống thảm họa, thiên tai; phòng chống dịch bệnh; phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

         b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin, phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường;

         c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

         Mức 2:

         a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn thương tích; an toàn phòng chống cháy, nổ; an toàn phòng chống thảm họa, thiên tai; phòng chống dịch bệnh; phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường;

         b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

          1. Mô tả hiện trạng

         Mức 1:

          Hằng năm, nhà trường có đủ các kế hoạch, phương án thực hiện đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường. Nhà trường thường xuyên phối kết hợp với Công an xã, Trạm Y tế xã và Trung tâm Y tế huyện để được hướng dẫn nghiệp vụ về phòng, chống cháy nổ, phòng, chống các tệ nạn xã hội, phòng, chống dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm… Bếp ăn của nhà trường được xây dựng theo nguyên tắc một chiều, thực phẩm hàng ngày được cung cấp  ở những nơi  hợp đồng có chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [H1-1.10-01]; [H1-1.10-02]; [H1-1.10-03]; [H1-1.10-04]; [H1-1.10-05]; [H1-1.10-06]; [H1-1.10-07];

                   Nhà trường có hộp thư góp ý. Hằng tuần, Hiệu trưởng mở hộp thư và xử lý các thông tin qua thư phản ánh, giải quyết các vấn đề có liên quan (nếu có); công khai số điện thoại cố định và thông qua các cuộc họp với cha mẹ trẻ, họp các tổ chức đoàn thể ở địa phương... để tiếp nhận, xử lý các thông tin, phản ánh của người dân, của cha mẹ trẻ kịp thời; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường [H1-1.10-08];

          Nhà trường không để xảy ra hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực hay vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường [H1-1.1-05].

        Mức 2:

        Các phương án và kế hoạch thực hiện đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường đều được triển khai, phổ biến kịp thời đến toàn thể CB-GV-NV. Đồng thời, hướng dẫn giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục trẻ vào các hoạt động hằng ngày phù hợp theo chủ đề [H1-1.1-03]; [H1-1.1-05];

Nhà trường thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở kịp thời các bộ phận trong quá trình thực hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả. Đảm bảo 100% trẻ ở trường an toàn tuyệt đối, không có biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường trong nhà trường, công tác trực bảo vệ tài sản, bảo vệ cơ quan, an ninh trật tự trong nhà trường luôn giữ vững. Tuy nhiên, có một số giáo viên, nhân viên đôi khi còn chủ quan trong công tác phòng chống cháy nổ, bảo đảm an ninh trật tự và phòng chống dịch bệnh [H1-1.1-05]; [H1-1.10-09].

          2. Điểm mạnh

         Nhà trường có các kế hoạch, phương án thực hiện đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường phù hợp với tình hình thực tế và được triển khai, phổ biến kịp thời đến toàn thể CB-GV-NV tham gia thực hiện. 100% trẻ ở trường đảm bảo an toàn tuyệt đối, không có biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường trong nhà trường, công tác trực bảo vệ tài sản, bảo vệ cơ quan, an ninh trật tự trong nhà trường luôn giữ vững.        

          3. Điểm yếu

          Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên đôi khi còn chủ quan trong công tác phòng chống cháy nổ, bảo đảm an ninh trật tự và phòng chống dịch bệnh (đôi lúc chưa tắt điện, quạt khi không sử dụng chưa nắm bắt kịp thời tình hình bệnh của các cháu bị ốm phải nghỉ học).

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc CB-GV-NV trong đơn vị thực hiện các biện pháp phòng, chống cháy nổ, bảo đảm an ninh trật tự và phòng, chống dịch bệnh. Hằng năm vào đầu tháng 8, nhà trường tham mưu, phối hợp với Công an xã, Công an huyện, Trạm Y tế xã để tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức, kỹ năng thực hành về đảm bảo an ninh trật tự; phòng, chống cháy nổ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường để nắm bắt và thực hiện tốt hơn.

          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2

      Kết luận về Tiêu chuẩn 1:

          Điểm mạnh nổi bật:

          Các bộ máy trong nhà trường hoạt động đúng theo Điều lệ trường mầm non, các tổ chức trong nhà trường hoạt động đạt hiệu quả;

          Trẻ được phân chia theo độ tuổi, được tổ chức bán trú; số trẻ, số nhóm, lớp không vượt quá theo quy định;

          Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể. Thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, đánh giá chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Trẻ được chăm sóc chu đáo, đảm bảo tuyệt đối an toàn 100% trong thời gian ở trường;

          CB-GV-NV nhà trường được đảm bảo các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định và hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định của pháp luật;

          Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản. Thực hiện việc thu - chi đúng nguyên tắc tài chính, công khai minh bạch trước hội đồng nhà trường và cha mẹ trẻ, đã tạo được niềm tin đối với cha mẹ trẻ; nhà trường thực hiện đúng các quy định quy chế dân chủ ở cơ sở;

          Nhà trường có đủ các kế hoạch, phương án thực hiện đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường và được triển khai thực hiện có hiệu quả.

          Điểm yếu cơ bản:

         Sự tham gia góp ý phương hướng chiến lược của cộng đồng chưa được rộng rãi;

Sinh hoạt của tổ chuyên môn, tổ văn phòng còn đơn điệu ít đổi mới, ít sáng tạo;

         Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hiệu quả chưa cao;

Một số thành viên trong hội đồng đôi lúc chưa phát huy hết vai trò chức năng của mình do công tác kiêm nhiệm quá nhiều;

          Còn một số ít giáo viên, nhân viên còn chủ quan trong công tác phòng chống cháy nổ, phòng dịch bệnh (đôi lúc chưa tắt điện, quạt khi không sử dụng, chưa nắm bắt kịp thời tình hình bệnh của các cháu bị ốm phải nghỉ học).

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 10; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 10; Số lượng các tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 2: 0

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 05; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 3: 0

       

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

         Mở đầu:

Trường Mầm non Hoài Hảo có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên gồm 48 người (biên chế: 11 người, hợp đồng: 37 người). Trong đó: có 02 cán bộ quản lý gồm 01 Hiệu trưởng phụ trách chung, 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn (01 Phó Hiệu trưởng đang đề nghị chuyển từ Trường Mầm non Tam Quan đến từ năm học 2020 - 2021). Lãnh đạo nhà trường nhiệt tình, chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý; có 04 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng. Tổng số toàn trường là 48 người (02 cán bộ quản lý, 32 giáo viên trực tiếp đứng lớp, 09 cấp dưỡng, 01 kế toán ngân sách, 01 kế toán bán trú, 01 y tế, 01 bảo vệ, 01 tạp vụ). 100% cán bộ, giáo viên đều đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo yêu cầu, trong đó có 22/32 giáo viên đạt trên chuẩn;

          Đội ngũ CB-GV-NV trong nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt; nhiệt tình, yêu nghề, luôn tận tụy với công việc được giao. Lãnh đạo nhà trường có năng lực quản lý và tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường. Tập thể CB-GV-NV có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao tay nghề.

          Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

          Mức 1:

a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;

b) Được đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng trở lên;

          c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

Mức 2:       

a) Trong 05 năm liên tiếp tính tới thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn Hiệu trưởng ở mức khá trở lên;

b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

Mức 3:

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn Hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn Hiệu trưởng ở mức tốt.

  1. Mô tả hiện trạng 

Mức 1:

Hiệu trưởng nhà trường tốt nghiệp bằng Đại học sư phạm mầm non, 25 năm công tác liên tục trong giáo dục mầm non và đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý, Trung cấp lý luận chính trị…; có uy tín về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực tổ chức, quản lý nhà trường [H2-2.1-04];

Hằng năm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đạt loại tốt [H2-2.1-02];

          Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn do ngành tổ chức, đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục [H2-2.1-04].

Mức 2:

          Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đều được đánh giá đúng theo Quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non đạt loại khá trở lên [H2-2.1-01]; [H2-2.1-04]; Tuy nhiên Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chưa tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị;

Hằng năm, được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

Mức 3:

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường có 04 năm liên tiếp từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2017 - 2018 đạt Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng mức xuất sắc (theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường mầm non). Năm học 2018 - 2019 tự đánh giá đạt mức khá (theo Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non) [H2-2.1-02]; [H2-2.1-03]; [H2-2.1-01].

         2. Điểm mạnh

          Trình độ đào tạo của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đạt chuẩn so với quy định; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhà trường được đào tạo nghiệp vụ quản lý giáo dục, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đang tham gia học lớp Trung cấp lý luận chính trị. Được đánh giá cao trong đánh giá, xếp loại chuẩn hiệu trưởng hằng năm. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn đánh giá xuất sắc.

          3. Điểm yếu

          Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chưa hoàn thành lớp Trung cấp lý luận chính trị (đang theo học, chuẩn bị tốt nghiệp vào tháng 4/2020).

                4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

           Năm học 2020 - 2021 Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng tiếp tục duy trì phát huy khả năng nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và được đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng từ loại tốt trở lên. Phó Hiệu trưởng tiếp tục theo học lớp Trung cấp lý luận chính trị tại huyện Hoài Nhơn để hoàn thành khóa học, tốt nghiệp vào tháng 4/2020.

          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

          Mức 1:

a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;

b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;

          c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Mức 2:       

a) Tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính tới thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính tới thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;

c) Trong 05 năm liên tiếp tính tới thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

          a) Tỉ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo ít nhất 65%, đối với các trường khó khăn đạt ít nhất 50%;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có đủ số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập [H2-2.2-01]; [H1-1.7-01];

Trường có 32/32 giáo viên, tỷ lệ 100% đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định. Trong đó: Trên chuẩn 22/32 giáo viên, tỷ lệ 68,75%. Đạt chuẩn 10/32 giáo viên – tỷ lệ 31,25% [H2-2.2-01];

Hằng năm có 100% giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên  đạt loại khá trở lên [H2-2.2-03]; [H1-1.1-05].

Mức 2:

Tính đến thời điểm năm học 2019 - 2020, nhà trường hiện có 22/32 giáo viên đạt t lệ 68,75% giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn, 10 giáo viên đang học trên chuẩn. Từ năm học 2015 - 2016 đến nay, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo của trường luôn được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp mà trường đã xây dựng chiến lược phát triển [H2-2.2-01];

Từ năm học 2015 - 2016 đến năm 2019 - 2020, nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên theo Khoản 1, 2 Điều 9 của Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ GD&ĐT  ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Trong đó, bình quân số giáo viên đạt ở mức tốt đạt tỷ lệ 70%. Năm học 2018 - 2019, nhà trường có 100% giáo viên tự đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên theo Khoản 2 Điều 10 của Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Trong đó, số giáo viên đạt ở mức tốt đạt tỷ lệ 80%. Song, một vài giáo viên lớn tuổi nên việc cập nhật những nội dung mới trong chuyên môn còn chậm và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế [H2-2.1-02]; [H1-1.1-05];

Tập thể giáo viên nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế chuyên môn, các quy định của ngành, đơn vị; pháp luật của Nhà nước, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H1-1.1-05]; [H2-2.2-03].

Mức 3:

Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có trình độ đào tạo trên chuẩn là 68,75%. Tập thể giáo viên nhà trường luôn thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế chuyên môn, các quy định của ngành, đơn vị pháp luật của Nhà nước, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường không có giáo viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H2-2.2-03].

      2. Điểm mạnh

Nhà trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng theo tình hình thực tế ở địa phương, đảm bảo về năng lực, trình độ đào tạo chuyên môn để thực hiện tốt Chương trình GDMN theo quy định. Có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên, trong đó có 68,75% giáo viên trên chuẩn; có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt khá trở lên, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, quy định của ngành, phát huy khối  đoàn kết nội bộ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

      3. Điểm yếu

Một vài giáo viên lớn tuổi khả năng sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong  năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục đẩy mạnh phong trào tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, duy trì, ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp mà trường đã xây dựng chiến lược phát triển về tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo; phấn đấu trên 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt;

Bộ phận chuyên môn thường xuyên đổi mới việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dạy một số ứng dụng công nghệ thông tin cho một vài giáo viên lớn tuổi để giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề còn vướng mắc. Thường xuyên tổ chức cho giáo viên tham dự sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dự giờ chéo để nâng cao tay nghề.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

      Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

          Mức 1:

a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công;

          b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;

          c) Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mức 2:       

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính tới thời điểm đánh giá, không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3:

          a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;

b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có đủ số lượng nhân viên để đảm nhiệm các nhiệm vụ theo quy định. Hiện nay, trường có 01 nhân viên y tế kiêm thủ quỹ, 01 kế toán ngân sách kiêm văn thư, 01 kế toán bán trú, có 09 nhân viên cấp dưỡng, 01 bảo vệ, 01 tạp vụ [H2-2.2-01];

Các nhân viên trong nhà trường được phân công công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thực tế của mỗi người [H1-1.7-01];

Đội ngũ nhân viên trong nhà trường luôn giữ gìn đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Nhân viên nhà trường luôn tích cực trong công việc và hoàn thành nhiệm vụ được giao [H2-2.2-01]; [H1-1.1-05].

 Mức 2:

 Nhà trường có số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định. Nhà trường có đủ số lượng nhân viên theo quy định tại khoản 3 Điều 4 và khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở GDMN công lập [H2-2.2-01]; [H1-1.7-01];

 Trong 05 năm liên tiếp tính tới thời điểm đánh giá, nhà trường không có nhân viên nào vi phạm kỷ luật dưới bất kỳ hình thức nào [H1-1.1-05].

Mức 3:

Nhân viên nhà trường có trình độ đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao. Nhân viên kế toán ngân sách có bằng Trung cấp kế toán, nhân viên kế toán bán trú bằng Đại học kế toán; nhân viên y tế có bằng Trung cấp Y sĩ đa khoa làm công tác y tế trường học và kiêm thủ quỹ của nhà trường, thực hiện đúng sự chỉ đạo của các cấp theo quy định; nhân viên cấp dưỡng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ nấu ăn [H2-2.2-02];

Hằng năm, nhân viên nhà trường được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công. Tuy nhiên, nhân viên bảo vệ chưa được bồi dưỡng do các cơ quan chuyên môn của huyện và tỉnh chưa tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo vệ trường học [H2-2.2-01]; [H1-1.7-01].

     2. Điểm mạnh

Nhân viên của nhà trường được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực và trình độ chuyên môn đào tạo; hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; đa số nhân viên được tham gia các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm. Trường không có nhân viên bị kỷ luật dưới bất kỳ hình thức nào.

     3. Điểm yếu

Nhân viên y tế chưa có chứng chỉ hành nghề, nhân viên bảo vệ chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ, nhân viên kế toán chưa có nghiệp vụ văn thư, thừa 01 nhân viên kế toán bán trú.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2020 - 2021 và những năm học tiếp theo, lãnh đạo nhà trường duy trì và tiếp tục phát huy chức năng, nhiệm vụ và năng lực của từng nhân viên;

Cử nhân viên tham gia đầy đủ các khóa, lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm do các cấp tổ chức. Tham mưu với Lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn, Công an huyện mở lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên y tế, kế toán, bảo vệ, hằng năm để nhân viên tham gia học đầy đủ, nhân viên kế toán bán trú đang chuẩn bị thi biên chế sẽ chuyển công tác đến nơi khác.

     5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

         Kết luận về tiêu chuẩn 2:

          Điểm mạnh nổi bật:

          Đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường có năng lực quản lý và tổ chức tốt các hoạt động trong nhà trường. Nhà trường có đủ số lượng CB-GV-NV theo quy định; 100% CB-GV-NN đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn theo quy định, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ chuyên môn. Hằng năm, giáo viên được đánh giá, xếp loại theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt từ loại khá trở lên; nhân viên được đánh giá, xếp loại theo quy định và đạt từ khá trở lên.

                Điểm yếu cơ bản:

Một vài giáo viên lớn tuổi nên việc cập nhật những nội dung mới trong chuyên môn còn chậm; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế;

Nhân viên bảo vệ chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên;

Thừa 01 nhân viên kế toán bán trú;

          Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chưa hoàn thành lớp Trung cấp lý luận chính trị (chuẩn bị tốt nghiệp vào tháng 4/2020);

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 03; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 03; Số lượng các tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 2: 0;

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 03; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 3: 0

        

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

          Mở đầu:

          Trong những năm qua nhà trường đã tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quy hoạch được 03 điểm trường tập trung gồm 01 điểm chính và 02 điểm lẻ với tổng diện tích 9745,9m2, tất cả 03 điểm trường đều có tường rào bao quanh và biển tên Trường Mầm non Hoài Hảo. Cơ sở vật chất tương đối khang trang, sân chơi rộng rãi, thoáng mát, có các khu vực chơi cho trẻ khám phá, trải nghiệm. Có các khối phòng và trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định Điều lệ trường mầm non.

      Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

Mức 1:

a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định;

          b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;

          c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi – cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.

          Mức 2:

          a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;

          b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;

c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có).

          Mức 3:

Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.

  1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Trường có tổng diện tích đất là 9.745,9m2. Diện tích bình quân cho 01 trẻ là 21,61m2/ trẻ đảm bảo bình quân tối thiểu cho trẻ theo quy định. Trong đó, điểm chính thôn Tấn Thạnh 1 diện tích 7.967,1 m2, bình quân 29,40m2/ trẻ; điểm lẻ Cự Lể diện tích 878,8m2, bình quân 9,76m2/ trẻ; điểm lẻ Phụng Du 2 diện tích 900m2, bình quân 10 m2/ trẻ [H3-3.1-01]; [H3-3.1-02];

Các điểm trường có biển tên trường, cổng, khuôn viên trường có tường rào bao quanh; điểm chính có cây xanh, bóng mát thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa, vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, phù hợp với cảnh quan, môi trường [H3-3.1-02];

Các lớp đều có sân chơi, hiên chơi, hành lang của lớp; sân chơi chung được lót gạch Bloc, tráng xi măng sạch sẽ, an toàn, trong sân chơi được bố trí các khu vực chơi, cây xanh phù hợp với điều kiện của nhà trường và đảm bảo an toàn cho trẻ em; được tiếp cận sử dụng, tạo được môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ trong trường mầm non [H3-3.1-03].

 Mức 2:

Trường có diện tích xây dựng công trình 1.565 m2, tỷ lệ 16,06%, diện tích sân vườn là 8.180,9 m2, tỷ lệ 83,94%, có cây xanh, sân chơi, bãi tập đảmbảo theo quy định [H3-3.1-02];

Trường có tường rào ngăn cách với bên ngoài, sân chơi có cây xanh tạo bóng mát, được cắt tỉa đẹp, nhà trường có quy hoạch vườn cây của bé trong các giờ hoạt động ngoài trời giáo viên hướng dẫn trẻ cách chăm sóc, bảo vệ cây nhằm tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập [H3-3.1-02]; [H3-3.1-03];

Sân chơi ngoài trời có trên 05 loại đồ chơi ngoài trời như: Cầu tuột, bập bênh, thú nhún, xích đu, nhà banh, 05 bộ dụng cụ vận động... đảm bảo cho trẻ hoạt động vui chơi [H3-3.1-04]; [H1-1.1-05].

Mức 3:

Khu vực sân chơi trong sân trường có bố trí các loại đồ chơi ngoài trời như: 01 bập bên để cong, 01 bộ con vật nhún di động, 01 xích đu sàn lắc, 01 cầu trượt đơn, 01 đu quay mâm không rây, 03 bộ đồ chơi nhà banh, 03 xích đu con rcon gấu, 03 thang leo, mô hình ngã tư đường phố…; sân chơi đảm bảo an toàn. Tuy nhiên đồ chơi ngoài trời chưa được đầu tư đồng bộ, trường chưa có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài Danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ [H3-3.1-05]; [H3-3.1-06].

      2. Điểm mạnh

Trường có sân chơi rộng rãi, thoáng mát; có các khu vui chơi ngoài trời và có thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ cho trẻ khám phá, trải nghiệm.

Trường có tường rào bao quanh, có biển tên trường; khuôn viên trường luôn tạo được môi trường “Xanh- Sạch- Đẹp”;

Diện tích khu đất dùng để xây dựng nhà trường đảm bảo bình quân cho trẻ, diện tích xây dựng công trình, diện tích sân vườn rất lý tưởng cho môi trường giáo dục mầm non.

      3. Điểm yếu

Đồ chơi ngoài trời chưa phong phú, chưa bổ sung thiết bị, đồ chơi ngoài danh mục (chưa có những thiết bị đồ chơi hiện đại).

     4. Kế hoạch cải tiến chất lượng       

Nhà trường tiếp tục tham mưu với Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn đầu tư kinh phí mua sắm, bổ sung thêm danh mục thiết bị, đồ chơi ngoài trời ngoài danh mục phù hợp với thực tế của trường trong năm 2020 - 2021 và những năm tiếp theo. Đồng thời, phát động giáo viên sưu tầm nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo hằng năm, đảm bảo an toàn cho trẻ, phục vụ cho trẻ chơi phong phú và đa dạng.

     5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

Mức 1:

a) Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm lớp theo độ tuổi;

b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

          Mức 2:

a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định;

          b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.

          Mức 3:

Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Trường có 16 nhóm lớp, trong đó có 14 phòng dành cho lớp mẫu giáo tương ứng với từng độ tuổi, 02 phòng dành cho 02 nhóm trẻ [H1-1.5-01]; [H1-1.6-05];

Phòng học của các lớp làm phòng sinh hoạt chung kết hợp với phòng ngủ cho trẻ đảm bảo rộng rãi, thông thoáng; nhà trường có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục nghệ thuật và phòng giáo dục thể chất, hiện nay trường đã xây dựng 08 phòng mới tại điểm chính Tấn Thạnh 1 [H1-1.6-05];

Các phòng học của các lớp đều có hệ thống đèn điện đảm bảo đủ ánh sáng, hệ thống quạt đầy đủ; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học dành cho trẻ [H1-1.6-05]; [H1-1.1-05].

Mức 2:

Nhà trường có phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích trung bình 1,54 m2/ trẻ, nền nhà được lát gạch, có đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát, được trang trí tạo môi trường giáo dục theo từng chủ đề, có đủ bàn ghế đúng quy cách, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; có phòng đa năng giáo dục nghệ thuật, giáo dục thể chất được thiết kế và trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị theo quy định Điều lệ trường mầm non [H1-1.6-05]; [H3-3.1-03];

Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu ở các lớp đảm bảo đủ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non; được sắp xếp hợp lý và an toàn, thuận tiện cho cô và trẻ sử dụng [H1-1.6-05].

Mức 3:

Trường có 01 phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với tin học, ngoại ngữ. Tuy nhiên, phòng xây dựng lâu năm tính thẩm mỹ còn hạn chế. [H3-3.1-02].   

       2. Điểm mạnh

 Các lớp học đều có phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích theo quy định, nền nhà được lát gạch, có đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát, được trang trí tạo môi trường giáo dục theo từng chủ đề, có bàn ghế và đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và  giáo dục trẻ. Hiên chơi của trẻ đã được cải tạo, sửa chữa thoáng mát, có lan can bao quanh để đảm bảo an toàn cho trẻ theo quy định. Các phòng học đều có đủ hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống quạt; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học dành cho trẻ.

      3. Điểm yếu

Phòng đa chức năng, phòng tin học ngoại ngữ xây dựng lâu năm nên tính thẩm mỹ còn hạn chế.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường tham mưu lãnh đạo ngành để triển khai thực hiện tốt việc tổ chức cho trẻ làm quen ngoại ngữ, tin học trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo. Đồng thời chỉ đạo giáo viên trang trí tạo môi trường phòng đa chức năng, phòng tin học ngoại ngữ đẹp hơn tạo môi trường thẩm mỹ phòng âm nhạc đẹp, thu hút trẻ hoạt động những năm tiếp theo.

       5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính -  quản trị

Mức 1:

a) Có các loại phòng theo quy định;

b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;

c) Có khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý đảm bảo an toàn, trật tự.

Mức 2:

a) Đảm bảo diện tích theo quy định;

b) Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn, tiện lợi.

Mức 3:

Có đủ các phòng, đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về thiết kế trường mầm non.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có văn phòng trường với diện tích 69m2, phòng Hiệu trưởng có diện tích 25m2, phòng Phó Hiệu trưởng 13 m2, phòng hành chính diện tích 15 m2; phòng y tế diện tích 25m2, phòng dành cho nhân viên 15 m2, khu vệ sinh 15 m2, 02 điểm trường lẻ chưa có khu để xe dành cho giáo viên, điểm trường chính có nhà xe và nhà bảo vệ đảm bảo theo quy định [H1-1.6-05]; [H3-3.3-01];

Các phòng hành chính quản trị được trang bị đầy đủ trang thiết bị: Tủ, kệ đựng hồ sơ, bàn ghế làm việc và tiếp khách, máy vi tính, máy in và một số đồ dùng thông thường để phục vụ cho các hoạt động giáo dục. Phòng y tế được trang bị giường nằm cho trẻ, tủ đựng trang thiết bị y tế, các dụng cụ để theo dõi sức khỏe trẻ, có biểu bảng thông báo và hình ảnh tuyên truyền các biện pháp tích cực chăm sóc sức khỏe trẻ [H3-3.1-03].

Mức 2:

Các loại phòng: Văn phòng trường, phòng Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu trưởng, phòng hành chính, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, đảm bảo diện tích theo quy định tại Điều lệ trường mầm non [H3-3.3-01];

Khu để xe dành cho CB-GV-NV có đủ diện tích theo quy định [H3-3.1-02];

Mức 3:

Nhà trường có đủ các phòng hoạt động cho trẻ, tuy nhiên các phòng chức năng của nhà trường xây dựng lâu năm nên tính thẩm mỹ còn hạn chế [H3-3.3-01].

       2. Điểm mạnh

 Nhà trường có các loại phòng như: phòng họp, phòng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, phòng y tế, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh có diện tích tối thiểu theo yêu cầu; có trang bị phương tiện, đồ dùng, trang thiết bị làm việc tương đối đầy đủ theo quy định.        

       3. Điểm yếu

Còn tận dụng phòng cũ để làm các phòng hiệu bộ nên chưa có phòng vệ sinh trong phòng.

     4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

     Trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường tiếp tục tham mưu Lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn xây dựng dựng hiệu bộ đảm bảo theo quy định.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

Mức 1:

a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;

b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;

c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.

          Mức 2:

          Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

          Mức 3:

          Bếp ăn đảm bảo theo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.

      1. Mô tả hiện trạng

          Mức 1:

Nhà trường có 02 bếp ăn tại  điểm chính Tấn Thạnh 1 và điểm lẻ Phụng Du 2 được xây dựng bán kiên cố, nền lát gạch, thoáng mát, đủ ánh sáng; đồ dùng nhà bếp trang bị đầy đủ bằng inox, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp [H1-1.6-05];[H3-3.3-01];

Kho thực phẩm sạch sẽ bố trí từng khu vực riêng để gạo, gia vị. Bếp ăn nhà trường có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn hằng ngày đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, tuy nhiên diện tích dành cho khu chế biến điểm chính Tấn Thạnh 1 còn hẹp [H3-3.4-01]; [H1-1.10-02];

Bếp ăn của trường có tủ lạnh để lưu mẫu thức ăn [H3-3.4-01].

Mức 2:

Hai bếp ăn hiện có với tổng diện tích 110m2, bình quân 0.24m2/trẻ, được xây dựng theo quy trình một chiều, gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều. Nhà bếp có đầy đủ các thiết bị để phục vụ bếp ăn bán trú cho trẻ; đồ dùng, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như giá để cơm, xoong chảo, bát, thìa… bằng nhôm, inox. Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn; có Công ty nước sạch cung cấp đầy đủ nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt tại trường; nhà trường hợp đồng nhân viên thu gom và xử lý chất thải; đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ. Tuy nhiên diện tích dành cho khu chế biến điểm chính Tấn Thạnh 1 còn hẹp [H3-3.1-02]; [H3-3.4-01].

Mức 3:

Bếp ăn của trường được xây dựng theo quy trình dây chuyền hoạt động một chiều; thông thoáng, đủ ánh sáng; có đủ bàn, ghế, trang thiết bị được làm bằng vật liệu inox và thuận tiện cho việc làm vệ sinh; tuy nhiên chưa đảm bảo Tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có nguồn nước máy đảm bảo theo tiêu chuẩn; có đồ dùng chứa rác và hợp đồng ký kết việc xử lý rác thải; có nơi lưu mẫu thức ăn hằng ngày [H3-3.13-01]; [H3-3.6-02]; [H1-1.10-07].

      2. Điểm mạnh

Nhà trường có bếp ăn được xây dựng bán kiên cố, nền lát gạch, thoáng mát, đủ ánh sáng theo quy trình bếp một chiều; nhà bếp có đầy đủ các thiết bị để phục vụ bếp ăn bán trú cho trẻ; đồ dùng, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tủ thực phẩm, tủ lạnh lưu mẫu thức ăn luôn gọn gàng, sạch sẽ.

      3. Điểm yếu

          Bếp ăn điểm chính Tấn Thạnh 1 diện tích dành cho khu chế biến còn hẹp.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong tháng 7 năm học 2019 - 2020 UBND xã Hoài Hảo đã có kế hoạch xây nhà bếp mới tại điểm chính Tấn Thạnh 1.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

Mức 1:

a) Có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

b) Các thiết bị đồ dùng đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục theo quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;

c) Hằng năm các thiết bị được kiểm kê, sửa chữa.

          Mức 2:

          a) Hệ thống máy tính được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;

          b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

          c) Hằng năm được bổ sung các thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm.

          Mức 3:

          Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường có tương đối đầy đủ các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23 tháng 3 năm 2015 Ban hành danh mục đồ dùng-đồ chơi- thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GDMN. Hiện tại trường có 16 bộ đồ dùng, đồ chơi tối thiểu, trong đó lớp 5-6 tuổi: 05 bộ; lớp 4-5 tuổi: 05 bộ và lớp 3-4 tuổi: 04 bộ và 02 nhóm trẻ 02 bộ, ngoài ra hằng năm trường còn mua cấp bổ sung một số đồ dùng, thiết bị cho các lớp còn thiếu hoặc bị hư hỏng [H1-1.6-05]; [H1-1.6-04];

Hằng năm, trường phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo để phục vụ cho trẻ học và chơi; các đồ dùng, đồ chơi tự làm đều đảm bảo tính giáo dục và an toàn cho trẻ [H3-3.1-06];

Hằng năm, trường tổ chức kiểm kê vào cuối tháng 5 và tháng 12; có kế hoạch sửa chữa các thiết bị đồ dùng, đồ chơi bị hư hỏng vào tháng 8 đầu năm học mới để đảm bảo an toàn cho trẻ học và chơi [H1-1.6-05].

Mức 2:

Nhà trường có 05 máy tính văn phòng được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học [H3-3.5-01];

Nhà trường có các thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời và trong lớp theo quy định tại Điều lệ trường mầm non [H1-1.5-02]; [H1-1.6-05];

Hằng năm, trường tổ chức phát động thi đua làm đồ dùng, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy và học của trẻ bằng các vật liệu thải bỏ sẵn có ở địa phương và có kế hoạch làm, bổ sung thêm một số đồ dùng, đồ chơi để phục vụ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ như các loại đồ chơi dân gian, đan lát, nấu ăn, bán hàng, vận động [H3-3.1-06].

Mức 3:

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm được khai thác và sử dụng thường xuyên có hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuy nhiên, các thiết bị dạy học, đồ chơi tự làm nên nhanh hỏng, giá trị sử dụng chưa cao [H1-1.5-02].

  1. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý, bảo quản và sử dụng hiệu quả thiết bị, đồ dùng, đồ chơi hiện có; giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo. Hằng năm, nhà trường có kế hoạch tu sửa đồ chơi phục vụ cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ được an toàn, hiệu quả.

  1. Điểm yếu

Việc bảo quản, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi đôi lúc chưa tốt gây hư hỏng nhiều nhất là những đồ dùng, đồ chơi tự tạo, đồ chơi ngoài trời chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường tiếp tục tu sửa kịp thời những đồ dùng, đồ chơi đã cũ, không đảm bảo an toàn trong năm học. Chỉ đạo giáo viên duy trì và phát huy phong trào làm đồ dùng đồ, chơi tự tạo, đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời cho giáo viên.

Tham mưu, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để mua sắm thêm thiết bị ngoài danh mục, từng bước trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ứng theo yêu cầu mới của giáo dục mầm non hiện nay trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo.

       5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 3.6:  Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

Mức 1:

          a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật;

          b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ;

          c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

          Mức 2:

          a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên thuận tiện được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định;

          b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế.

      1. Mô tả hiện trạng

          Mức 1:

Nhà trường có 16 lớp học, mỗi lớp học có khu v sinh cho trẻ đảm bảo phục vụ nhu cầu cho trẻ hằng ngày; khu vệ sinh cho CB-GV-NV đảm bảo sạch sẽ không ô nhiễm môi trường [H3-3.3-03]; [H3-3.6-01];

Nhà trường có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; có hệ thống nước sạch phục vụ nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ [H3-3.6-01];

Nhà trường có hệ thống thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, cụ thể: Có thùng đựng rác và nắp đậy; nhà trường hợp đồng thu gom rác thải hằng tuần và được vận chuyển tới nơi xử lý tập trung. Không có rác thải, nước thải tồn đọng trong khu vực trường gây ô nhiễm môi trường [H3-3.6-02].

Mức 2:

Các phòng học có khu vệ sinh phục vụ riêng cho bé trai, bé gái được liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho trẻ sử dụng và dễ quan sát; đảm bảo cảnh quan môi trường. Phòng vệ sinh cho trẻ đảm bảo các thiết bị: Vòi nước rửa tay; chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ trai và trẻ gái; vòi tắm, bồn chứa nước, thùng chứa nước có nắp đậy. Có khu vệ sinh cho CB-GV-NV nữ [H1-1.6-05]; [H3-3.6-02]; [H3-3.3-01];

Trường có hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt trong trường mầm non; có hệ thống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, không có nước ứ đọng xung quanh trường, lớp; có hệ thống thoát nước riêng của khu vực nhà bếp, khu vệ sinh; có hợp đồng với công ty thu gom và xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, ở địa phương chưa có quy định và dụng cụ để phân loại rác thải [H3-3.6-01]; [H3-3.1-03].

      2. Điểm mạnh

Trường có khu vệ sinh cho trẻ ở các lớp, có khu vực vệ sinh dành riêng cho CB-GV-NV và đảm bảo các phương tiện, đồ dùng dụng cụ phục vụ vệ sinh và cảnh quan môi trường; có hệ thống cung cấp nước sạch phục vụ ăn uống, sinh hoạt trong nhà trường, có hợp đồng thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt. Không có rác thải, nước thải tồn đọng trong khu vực trường gây ô nhiễm môi trường.

      3. Điểm yếu

     Việc thu gom rác thải ở các điểm lẻ thời gian còn dài (thứ 2 và thứ 6)

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tham mưu lãnh đạo địa phương tăng lịch thu gom rác thải cho nhà trường để đảm bảo vệ sinh hơn.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 2

          Kết luận về tiêu chuẩn 3:

          Điểm mạnh nổi bật:

Trường có diện tích xây dựng đảm bảo so với quy định, sân chơi rộng rãi, thoáng mát; có các khu vui chơi ngoài trời và có thiết bị đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ cho trẻ khám phá, trải nghiệm.

          Các lớp học đều được xây kiên cố và bán kiên cố, phòng sinh hoạt chung đảm bảo diện tích theo quy định, nền nhà được lát gạch, có đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng mát, được trang trí tạo môi trường giáo dục theo từng chủ đề, có bàn ghế và đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

           Nhà trường có khối phòng hành chính - quản trị đảm bảo diện tích và thiết bị theo quy định; có bếp ăn được xây dựng đảm bảo theo Điều lệ trường mầm non; có đầy đủ các thiết bị để phục vụ bếp ăn bán trú cho trẻ; đồ dùng, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

           Nhà trường thực hiện tốt công tác quản lý, bảo quản và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi hiện có; giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo.

           Điểm yếu cơ bản:

Việc bổ sung thiết bị dạy học ngoài danh mục tối thiểu còn hạn chế.

Thiết bị dạy học tự làm của giáo viên chưa phong phú, đa dạng, đồ chơi tự làm có thời gian sử dụng ngắn, mau hỏng; phòng đa chức năng đã xây dựng lâu nên hạn chế về mặt thẩm mỹ ít hấp dẫn cho trẻ .

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 06; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0;

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 06; Số lượng các tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 2: 0;

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 05; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 3: 0.

       

 

 

        Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

         Mở đầu:

          Nhà trường có kế hoạch tham mưu với các cấp lãnh đạo và phối hợp với Ban đại diện cha mẹ trẻ và các ban ngành, đoàn thể trong xã hội cùng chăm lo giáo dục mầm non; huy động nhiều nguồn lực xin hỗ trợ về việc tu sửa cơ sở vật chất, tạo môi trường Xanh - Sạch - Đẹp trong nhà trường. Trường có Ban đại diện cha mẹ trẻ và tổ chức hoạt động theo kế hoạch của từng năm học; có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, góp phần giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

         Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

          Mức 1:

a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

          c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2:       

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ.

Mức 3:

          Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

 Trường có Ban đại diện cha mẹ trẻ được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh (Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011) [H4-4.1-01];

 Ban đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường có kế hoạch hoạt động theo năm học, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường [H4-4.1-01];

 Ban đại diện cha mẹ trẻ tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ [H4-4.1-01]; [H1-1.1-05].

 Mức 2:

 Ban đại diện cha mẹ trẻ phối hợp với nhà trường, phụ huynh trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh của trẻ ở từng lớp [H4-4.1-01].

Mức 3:

Ban đại diện cha mẹ trẻ phối hợp với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, công tác phối hợp hoạt động xã hội hiệu quả chưa cao do phần lớn các thành viên trong Ban đại diện cha mẹ trẻ hầu hết đi làm xí nghiệp may nên việc tuyên truyền, phối hợp ngoài xã hội chưa chú ý đúng mức [H4-4.1-01]; [H1-1.1-05]; [H4-4.1-02].

      2. Điểm mạnh

Trường có Ban đại diện cha mẹ trẻ được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ trẻ tổ chức hoạt động theo kế hoạch của từng năm học đã đề ra; có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách về giáo dục đến với cha mẹ trẻ, góp phần giúp nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

       3. Điểm yếu

Việc hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đến với cha mẹ trẻ chưa được thường xuyên.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2020 - 2021 và những năm học tiếp theo, nhà trường tích cực xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng cho từng năm học. Tăng cường phối hợp, tổ chức tốt các cuộc họp giữa nhà trường, các ban ngành địa phương và Ban đại diện cha mẹ trẻ để bàn bạc, trao đổi cùng thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh đạt hiệu quả cao hơn, chọn những ngày chủ nhật phụ huynh được nghỉ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đến với các bậc cha mẹ trẻ.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 4.2: Công tác tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường

          Mức 1:

a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;

          c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định. 

Mức 2:       

a) Tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.

Mức 3:

          Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với Đảng ủy, UBND xã Hoài Hảo về kế hoạch xây dựng và phát triển nhà trường hằng năm để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường; định kỳ có báo cáo, đánh giá công tác hoạt động của nhà trường thông qua các cuộc họp hằng tháng, giữa năm, cuối năm tại Đảng ủy, UBNDHoài Hảo [H4-4.2-01];

Nhà trường luôn chú trọng công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế quy định của ngành Giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch của nhà trường bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền thông qua các cuộc họp giữa nhà trường và cha mẹ trẻ, tuyên truyền qua Đài truyền thanh huyện, Đài truyền thanh xã Hoài Hảo, phát thanh trong trường vào giờ đón - trả trẻ, qua góc phụ huynh ở các lớp, qua trao đổi trực tiếp giữa cán bộ, giáo viên và cha mẹ trẻ [H4-4.1-01];

Nhà trường đã huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân để tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất, khuôn viên trường học tạo môi trường xanh - sạch - đẹp trong trường mầm non đúng quy định như: Vận động phụ huynh học sinh hỗ trợ, đóng góp cây xanh, nguyên vật liệu thải bỏ để làm đồ dùng, đồ chơi cho lớp; huy động lực lượng Đoàn Thanh niên xã Hoài Hảo vẽ tranh tường, sơn sửa đồ chơi, tỉa cây; huy động sự hỗ trợ kinh phí của các đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn để tu sửa, bổ sung cơ sở vật chất trong nhà trường [H4-4.1-01].

 Mức 2:

 Nhà trường bước đầu đã tham mưu với các cấp ủy Đảng, UBND xã Hoài Hảo để tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường theo từng giai đoạn, tuy nhiên đôi lúc công tác phối hợp của nhà trường cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương đôi lúc chưa kịp thời [H4-4.2-01];

 Nhà trường đã phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Hoài Hảo để tổ chức các hoạt động văn nghệ, lễ, Tết Trung thu, ngày 8/3; giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn hằng năm theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương [H4-4.2-03]; [H1-1.1-05]; [H3-3.1-03].

Mức 3:                                                                         

Ban đại diện cha mẹ trẻ đã tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân để xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương nhưng hiệu quả chưa cao [H4-4.2-02].

      2. Điểm mạnh

Nhà trường chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương đồng thời Ban đại diện cha mẹ trẻ tham mưu trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực hợp pháp, đúng mục đích, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; chú trọng công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng bằng nhiều hình thức; phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ, Tết phù hợp với truyền thống của địa phương.

      3. Điểm yếu

Công tác phối hợp của nhà trường với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể ở địa phương đôi lúc chưa kịp thời.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Lãnh đạo nhà trường tiếp tục tham mưu với Đảng ủy, UBND xã Hoài Hảo để xin kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và có các biện pháp phối hợp chặt chẽ thực hiện công tác huy động mọi nguồn lực xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả.

Năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để tham mưu lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương và sự ủng hộ của cha mẹ trẻ đầu tư hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đề ra các biện pháp phối hợp chặt chẽ trong công tác huy động mọi nguồn lực để xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả. Nhà trường thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến cộng đồng, địa phương bằng nhiều hình thức về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

    5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

Kết luận về tiêu chuẩn 4:

          Điểm mạnh nổi bật:

          Nhà trường có Ban đại diện cha mẹ trẻ và tổ chức hoạt động theo kế hoạch đề ra; nhiệt tình phối hợp với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; đồng thời hỗ trợ nguồn lực xây dựng tu sửa cơ sở vật chất tạo môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp. Nhà trường tích cực tham mưu, phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương và Ban đại diện cha mẹ trẻ trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực hợp pháp, đúng mục đích, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

          Điểm yếu cơ bản:

Công tác tham mưu của nhà trường, của Ban đại diện cha mẹ trẻ với cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể địa phương đạt hiệu quả chưa cao.

Việc hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đến với cha mẹ trẻ đôi khi chưa được thường xuyên.

                   Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 02; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0;

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 02; Số lượng các tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 2: 0;

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 02; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 3: 0.

         

 

 

 

 

         Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục

          Mở đầu:

          Nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong trường mầm non là mục tiêu hàng đầu của giáo dục mầm non. Chính vì vậy, tập thể CB-GV-NV Trường Mầm non Hoài Hảo luôn tìm mọi biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; tổ chức thực hiện đúng Chương trình GDMN phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và khả năng nhu cầu của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mọi mặt: thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và xã hội.

        Trẻ đến trường được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục chu đáo theo độ tuổi; hằng quý, hằng tháng được cân, đo theo dõi sức khỏe trẻ kịp thời; hằng ngày trẻ được tham gia đầy đủ các hoạt động học tập, vui chơi, ăn, ngủ, vệ sinh, lao động tự phục vụ.

         Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

          Mức 1:

a) Tổ chức thực hiện Chương trình GDMN theo kế hoạch;

b) Nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường;

c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

          Mức 2:

  1. Tổ chức thực hiện Chương trình GDMN đảm bảo chất lượng;

b) Nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ.

          Mức 3:

a) Nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương;

b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường đã tổ chức thực hiện đúng Chương trình GDMN theo kế hoạch của nhà trường đã được Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn phê duyệt [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02];

Dựa vào Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành, nhà trường phát triển Chương trình giáo dục của trường phù hợp với kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn, điều kiện thực tế của nhà trường [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02]; [H1-1.7-02];

Định kỳ từng chủ đề, học kỳ, tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN của giáo viên ở các lớp và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02].

          Mức 2:

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên các lớp tổ chức thực hiện đúng Chương trình GDMN theo yêu cầu của từng độ tuổi, đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo từng chủ đề và sự phát triển toàn diện của trẻ ở từng giai đoạn; tuy nhiên, một vài giáo viên lớn tuổi đôi lúc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục chưa linh hoạt, thiếu sáng tạo, chưa kích thích được tính tích cực hoạt động của trẻ trên lớp, chưa chú trọng lấy trẻ làm trung tâm [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02]; [H1-1.8-03];

          Lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng phát triển kế hoạch giáo dục của trường dựa trên Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ ở từng độ tuổi [H1-1.8-02].

          Mức 3:

Nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương. Nhà trường đã tham khảo Chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02];

Hằng năm, nhà trường có tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H1-1.1-05]; [H1-1.8-03].

      2. Điểm mạnh

     Nhà trường tổ chức thực hiện đúng Chương trình GDMN theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24/01/2017 của Bộ GD&ĐT về Chương trình GDMN sửa đổi, bổ sung; theo kế hoạch của nhà trường và của các lớp đã được phê duyệt, phù hợp với kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn, điều kiện thực tế của nhà trường; đảm bảo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo sự phát triển toàn diện của trẻ ở từng giai đoạn.

      3. Điểm yếu

Một vài giáo viên lớn tuổi đôi lúc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục chưa linh hoạt, chưa kích thích được tính tích cực hoạt động của trẻ trên lớp, chưa chú trọng lấy trẻ làm trung tâm.

Việc tham khảo chương trình của các nước trong khu vực và phát triển chương trình của nhà trường còn hạn chế.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường thường xuyên phát huy năng lực giáo viên nòng cốt trong nhà trường tham gia vào các hoạt động chuyên môn, hoạt động mũi nhọn như tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, chuyên đề, tiết dạy tốt, các hội thi... cho giáo viên đại trà dự học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Tập trung chỉ đạo giáo viên phát huy tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện Chương trình GDMN và lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề, phù hợp với tình hình lớp, đảm bảo lấy trẻ làm trung tâm; đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cá nhân trẻ trong mọi hoạt động, tạo và tận dụng các cơ hội có trong cuộc sống hằng ngày để cho trẻ được thực hành trải nghiệm; theo dõi, quan sát trẻ hoạt động chặt chẽ để đánh giá mức độ khám phá chủ đề của trẻ, qua đó điều chỉnh nội dung, hoạt động giáo dục trên trẻ kịp thời, chính xác.

 Nhà trường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức như tổ chức chuyên đề, hội thi, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, dự giờ chéo… nhằm tăng cường trao đổi, học tập, rút kinh nghiệm lẫn nhau giữa giáo viên trong nhà trường và các trường bạn.

Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo bộ phận chuyên môn đi sâu tìm hiểu tư liệu về Chương trình GDMN của các nước trong khu vực và thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng để tham khảo và vận dụng vào Chương trình giáo dục của trường cho phù hợp.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Mức 1:

a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;

b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;

c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.

Mức 2:

Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.

Mức 3:

Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “Chơi mà học, học mà chơi”.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ hằng ngày đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục theo chủ đề ở từng độ tuổi, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và Luật Giáo dục; phần lớn giáo viên đã vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức trên lớp phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớpđáp ứng khả năng, nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02];

Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên xây dựng được môi trường giáo dục trong và ngoài lớp theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm với nhiều phương tiện, đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú phù hợp với độ tuổi của trẻ [H3-3.1-02]; [H1-1.1-05];

Hằng năm, nhà trường đã tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức ngày lễ ngày hội “Bé đến trường”, “Tết Trung thu”, 20/11, 8/3, 19/5; tổng kết năm học...; các cuộc thi như: Bé vui khỏe, Nhịp điệu tuổi thơ. Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức cho trẻ tham quan Trường Tiểu học số 1 Hoài Hảo; Trường Tiểu học số 2 Hoài Hảo, Đồn Biên phòng Tam Quan Nam, di tích lịch sử Chợ Cát, tham gia văn nghệ tại xã; các hoạt động được tổ chức phù hợp với từng độ tuổi và điều kiện thực tế của nhà trường nên đã đem lại nhiều kết quả tốt cho trẻ, cha mẹ trẻ và nhà trường [H1-1.8-03]; [H4-4.2-03]; [H5-5.2-01].

         Mức 2:

  Nhà trường đã hướng dẫn giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường giáo dục trong và ngoài lớp với nhiều hình thức khác nhau như: chơi, hoạt động các góc trong lớp, chơi, hoạt động khám phá các khu vực chơi ngoài trời…, phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp, đã kích thích được sự hứng thú và tích tích cực hoạt động của trẻ, tuy nhiển còn một vài giáo viên đôi lúc chưa tận dụng hết môi trường sẵn có ngoài sân trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm và vui chơi cho trẻ [H5-5.2-01]; [H1-1.8-02].

         Mức 3:

         Nhà trường đã xây dựng được môi trường giáo dục trong và ngoài lớp đa dạng, phong phú về đồ chơi, đồ dùng, môi trường được sắp xếp, bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn cho trẻ chơi, môi trường được xây dựng theo hướng mở phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, nhằm kích thích sự hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ được chơi và trải nghiệm [H3-3.1-03]; [H1-1.8-02].

          2. Điểm mạnh

           Nhà trường đã xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ một cách cụ thể và linh hoạt, đảm bảo mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ phù hợp theo Chương trình GDMN và phù hợp với tình hình thực tế của trường. Nhà trường còn xây dựng và tổ chức thực hiện môi trường giáo dục trong và ngoài lớp, đảm bảo cho trẻ được học tập, vui chơi, trải nghiệm, khám phá theo hình thức Học bằng chơi, chơi học”.

     3. Điểm yếu  

 Một vài giáo viên đôi lúc chưa tận dụng hết môi trường sẵn có ngoài sân trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm và vui chơi cho trẻ.

    4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

 Trong năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo. Lãnh đạo nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi trong nhà trường, đồng thời bổ sung mua sắm đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn. Tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập nâng cao năng lực chuyên môn để thực hiện tốt hơn, hướng dẫn giúp đỡ giáo viên khai thác tốt hơn môi trường sẵn có ngoài sân trường để tổ chức các hoạt động trải nghiệm và vui chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

Mức 1:

a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;

b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;

c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.

Mức 2:

a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;

b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;

c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.

Mức 3:

Có ít nhất 95% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm, nhà trường có kế hoạch phối hợp Trạm Y tế xã Hoài Hảo tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại đơn vị như khám sức khỏe định kỳ, thực hiện các chiến dịch tiêm chủng mở rộng, uống vitamin A, phòng chống các dịch bệnh, phun thuốc khử trùng [H5-5.3-01];

Nhà trường có 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ 01 lần/năm, đo chiều cao, cân nặng 03 tháng/lần, được đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định [H5-5.3-02];

Nhà trường có kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì, 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm học: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm, đầu năm học có 37/543 trẻ, cuối năm học còn 04/541 trẻ, suy dinh dưỡng thể thấp còi đầu năm học có 29/543 trẻ, cuối năm học 05/541 trẻ, trẻ thừa cân, béo phì giảm 01/18 trẻ [H5-5.3-03]; [H1-1.8-01].

Mức 2:

Nhà trường có tổ chức tư vấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ trẻ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ thông qua các buổi họp cha mẹ trẻ, giáo viên trao đổi trực tiếp qua giờ đón - trả trẻ, góc phụ huynh, tranh ảnh áp phích, thực đơn hằng tuần, phòng chống dịch theo mùa. Tuy nhiên một số phụ huynh đi may xí nghiệp không có thời gian đưa đón con mọi việc giao cho ông bà, việc tuyên truyền cũng còn hạn chế [H4-4.1-01];

Nhà trường có sử dụng phần mềm dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hằng tuần phù hợp theo mùa, tính cân đối khẩu phần dinh dưỡng trẻ ăn hằng ngày, đảm bảo chế độ ăn và khẩu phần ăn của trẻ phù hợp với độ tuổi, năng lượng đạt tại trường từ 615-660Kcal/ngày/ trẻ mẫu giáo. Đối với trẻ nhà trẻ nhu cầu năng lượng đạt tại trường từ 465-500Kcal/ngày/trẻ. Trẻ được tổ chức ăn một bữa chính và một bữa phụ tại trường. Nước uống cho trẻ cung cấp đầy đủ và đảm bảo vệ sinh [H3-3.4-01];

Trường có 100% trẻ suy dinh dưỡng được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm học cụ thể như: Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đầu năm học có 37/453 trẻ, cuối năm học còn 04/451 trẻ, suy dinh dưỡng thể thấp còi đầu năm học có 29/453 trẻ, cuối năm học 05/451 trẻ béo phì giảm 01/18 trẻ [H5-5.3-03].

Mức 3:

Hằng năm, nhà trường đạt 98% trở lên trẻ khỏe mạnh, có chiều cao, cân nặng phát triển bình thường [H1-1.10-07].

      2. Điểm mạnh

Nhà trường có kế hoạch phối hợp tốt với Trạm Y tế xã tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ; tổ chức tư vấn tuyên truyền cho các bậc cha mẹ trẻ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ bằng nhiều hình thức.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định. 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định. 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm học; hằng năm, có từ 98% trở lên trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.

          1. Điểm yếu.

Tuy nhiên một số phụ huynh đi may xí nghiệp không có thời gian đưa đón con mọi việc giao cho ông bà, việc tuyên truyền cũng còn hạn chế.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo nhà trường có kế hoạch cụ thể chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm linh hoạt hơn trong cách thức tư vấn, chọn ngày có phụ huynh ở không đi làm để trao đổi với cha mẹ trẻ như gọi điện thoại để thông tin đến cha mẹ trẻ được nhanh chóng, kịp thời, thuận tiện hơn, chỉ đạo nhân viên y tế tăng cường tuyên truyền cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cho các bậc cha mẹ thông qua loa phát thanh buổi sáng.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục

Mức 1:

a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;

b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;

c) Trẻ khuyết tật hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

Mức 2:

a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;

b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;

c) Trẻ khuyết tật hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.

Mức 3:

a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;

b) Trẻ khuyết tật hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.

      1. Mô tả hiện trạng

Mức 1:

Hằng năm, tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ dưới 5 tuổi đạt 100% [H1-1.5-01]; [H1-1.5-02]; [H1-1.8-01];

Trường Mầm non Hoài Hảo phối hợp với các ban ngành, chính quyền địa phương đã huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt 100%. Tuy nhiên Trẻ ở độ tuổi nhà trẻ (24-36 tháng) sức đề kháng còn yếu, hay đau ốm nên tỉ lệ chuyên cần đạt chưa cao [H5-5.4-01]; [H1-1.8-01];

Trường không có trẻ khuyết tật hòa nhập; trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nhà trường quan tâm nhưng chưa giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân. Hằng năm, đối với những trẻ trong diện chính sách, ưu tiên được nhà trường quan tâm chăm sóc và được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định hiện hành. Trong năm học 2019 - 2020 trường có 17 trẻ trong diện chính sách [H1-1.8-01]; [H1-1.5-02].

Mức 2:

Trường Mầm non Hoài Hảo đã duy trì tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ dưới 5 tuổi đạt 98% [H5-5.4-01]; [H1-1.8-02];

Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt 100% [H5-5.4-01]; [H1-1.8-01];

Trường không có trẻ khuyết tật hòa nhập [H5-5.4-01].

Mức 3:

    Hằng năm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% [H5-5.4-01]; [H1-1.8-02];

    Nhà trường không có trẻ khuyết tật tham gia học tại trường.

      2. Điểm mạnh

Tỷ lệ chuyên cần của trẻ ở các độ tuổi đều đạt cao trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đạt và vượt 15% so với quy định.

       3. Điểm yếu

Trẻ ở độ tuổi nhà trẻ (24-36 tháng) sức đề kháng còn yếu, hay đau ốm nên tỉ lệ chuyên cần đạt chưa cao.

  1. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo lãnh đạo nhà trường chỉ đạo giáo viên trong nhóm, lớp thường xuyên phối hợp với phụ huynh thống nhất các biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng chống các bệnh thường gặp cho trẻ chu đáo hơn (như sốt xuất huyết, cảm lạnh, viêm phế quản, tiêu chảy), nhất là đối với những trẻ sức khỏe yếu. Đồng thời vận động phụ huynh cho trẻ đi học thường xuyên, chuyên cần hơn.

      5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Kết luận về Tiêu chuẩn 5:

          Điểm mạnh nổi bật:

          Nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục theo chủ đề ở từng độ tuổi, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và Luật Giáo dục; tổ chức cho trẻ tham gia nhiều hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng, xây dựng được môi trường trong và ngoài lớp phong phú, đảm bảo an toàn cho trẻ. Trẻ 5 tuổi được hoàn thành Chương trình giáo dục và theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi 100%.

Nhà trường phối hợp tốt với Trạm Y tế xã tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ; tổ chức tư vấn tuyên truyền cho các bậc cha mẹ trẻ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ bằng nhiểu hình thức.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường học được đảm bảo cân đối, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm học; có trên 98% trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.

          Điểm yếu cơ bản:

Một số ít giáo viên đôi lúc chưa linh hoạt và sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện chương trình.

          Việc tham khảo chương trình của các nước trong khu vực và phát triển chương trình của nhà trường còn hạn chế.

Công tác tư vấn, tuyên truyền cho phụ huynh còn hạn chế do phụ huynh đi may xí nghiệp không có thời gian đưa đón con mọi việc giao cho ông bà.

                   Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 1: 04; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 1: 0;

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 2: 04; Số lượng các tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 2: 0;

         Số lượng các tiêu chí đạt yêu cầu Mức 3: 04; Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu Mức 3: 0.

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

         II. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 4

      Mở đầu:

Nhà trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về năng lực và trình độ đào tạo chuyên môn để thực hiện tốt Chương trình GDMN theo quy định. Tập thể CB-GV-NV nhà trường luôn tích cực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học; chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ cùng các hoạt động thi đua của nhà trường ngày một nâng cao.

     Tiêu chí 1: Nhà trường phát triển Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

     1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường phát triển Chương trình GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành để vận dụng xây dựng kế hoạch giáo dục của trường đúng quy định, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương. Nhà trường chưa tham khảo, áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới [H1-1.7-02]; [H1-1.8-01].

      2. Điểm mạnh

Nhà trường tổ chức thực hiện đúng Chương trình GDMN theo kế hoạch của nhà trường đã được phê duyệt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

      3. Điểm yếu

Việc áp dụng mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực hạn chế và hiệu quả chưa cao.

     4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2020 - 2021 và những năm tiếp theo, nhà trường tìm hiểu tư liệu về Chương trình GDMN của các nước trong khu vực và thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng để tham khảo và vận dụng vào Chương trình giáo dục của trường cho phù hợp.

     5. Tự đánh giá: Không đạt

     Tiêu chí 2: Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; Đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 80% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó ít nhất 30% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

      1. Mô tả hiện trạng

Trong 05 năm bình quân hằng năm có 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt trở lên. Số giáo viên lớn tuổi việc cập nhật những cái mới trong chuyên môn còn chậm và thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế, chưa đáp ứng được phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường [H1-1.4-05]; [H1-1.10-09]; [H2-2.1-02]; [H2-2.2-01].

      2. Điểm mạnh

Nhà trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về năng lực, trình độ đào tạo chuyên môn để thực hiện tốt Chương trình GDMN theo quy định. Hiện nay, nhà trường có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó 90% đạt mức khá tốt.

       3. Điểm yếu

 Một vài giáo viên lớn tuổi nên việc cập nhật những cái mới trong chuyên môn còn chậm và thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn hạn chế.

       4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2020 - 2021 và những năm học tiếp theo chuyên môn nhà trường tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học để giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề còn vướng mắc. Thường xuyên tổ chức cho giáo viên dự giờ các tiết thao giảng, dự giờ bạn để nâng cao tay nghề. Tạo điều kiện để giáo viên tham dự đầy đủ cáp lớp tập huấn chuyên môn nhằm giúp giáo viên nắm bắt và cập nhật kịp thời những nội dung mới vào công tác giảng dạy.

      Tự đánh giá: Đạt

      Tiêu chí 3: Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện.

      1. Mô tả hiện trạng

Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi có diện tích 7.180,9 m2 nhưng chưa theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non. [H3-3.1-03].

      2. Điểm mạnh

Nhà trường có khuôn viên riêng biệt được bao quanh bởi tường rào, có cổng ngõ và biển tên trường; sân chơi có cây xanh cây cảnh, vườn hoa, vườn rau, được cắt tỉa, các khu vực chơi được trang bị các loại đồ chơi phù hợp theo quy định;  xung quanh khu vực trường thoáng mát vệ sinh sạch sẽ.

Có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ em được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ em phát triển toàn diện.

       3. Điểm yếu

Thiết kế sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi chưa đạt theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam.

       4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn và UBND xã Hoài Hảo đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân vườn, các khu vui chơi cho điểm trường chính để đảm bảo yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ trong tháng 7 năm học 2019 - 2020 theo kế hoach đã được cấp trên phê duyệt.

       5. Tự đánh giá: Không đạt

           Tiêu chí 4: 100% các công trình của nhà trường được xây dựng kiên cố. Có phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 02 (hai) môn thể thao phù hợp với trẻ em lứa tuổi mầm non.

       1. Mô tả hiện trạng

Toàn trường có 16 phòng trong đó 08 phòng kiên cố, đạt tỷ lệ 50%; có 05 phòng làm việc được cải tạo từ phòng học cũ, chưa có phòng tư vấn tâm lý, chưa có trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, nhưng không có khu vực tổ chức được 02 (hai) môn thể thao phù hợp với trẻ em lứa tuổi mầm non [H3-3.1-02]; [H1-1.6-05].

      2. Điểm mạnh

Trường có các phòng học và khu nhà hiệu bộ; có bàn ghế và các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

      3. Điểm yếu

Chưa có phòng tư vấn tâm lý, chưa có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Còn sử dụng bàn ghế gỗ cũ ở một số lớp. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ nhưng chưa tổ chức được 02 môn thể thao phù hợp với trẻ em lứa tuổi mầm non.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tham mưu với lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn cấp bổ sung 100 bộ bàn ghế nhựa thay thế cho số bàn ghế gỗ đã cũ và đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đảm bảo theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non trong năm 2020 - 2021 và những năm tiếp theo.

      5. Tự đánh giá: Không đạt

          Tiêu chí 5: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

  1. Mô tả hiện trạng

         Nhà trường xây dựng kế hoạch và triển khai đầy đủ các mục tiêu, kế hoạch theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường tới toàn thể CB- GV -NV. Đồng thời chỉ đạo CB-GV-NV thực hiện tốt các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường trong từng giai đoạn. Nhưng vẫn chưa hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường [H1-1.1-05]; [H1-1.1-05].

      2. Điểm mạnh

Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn đoàn kết, nỗ lực cùng  thực hiện các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường và được sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn.

      3. Điểm yếu

Phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường mới được tổ chức thực hiện trong năm 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019 nên chưa hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường.

      4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo nhà trường tiếp tục triển khai, chỉ đạo đội ngũ CB-GV-NV trong đơn vị thực hiện các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo từng giai đoạn.

Hội đồng trường thường xuyên giám sát, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch cải tiến phù hợp với từng thời điểm.

      5. Tự đánh giá: Không đạt

         Tiêu chí 6: Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, được các cấp có thẩm quyền và cộng đồng ghi nhận.

      1. Mô tả hiện trạng

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường đều đạt danh hiện “Tập thể Lao động xuất” được UBND huyện Hoài Nhơn, Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn tặng Giấy khen  [H1-1.8-05].

       2. Điểm mạnh

Tập thể nhà trường luôn phấn đấu duy trì kết quả giáo dục và các hoạt động, hằng năm được cấp có thẩm quyền tặng Giấy Khen. Năm học 2017 - 2018 được UBND tỉnh Bình Đình tặng Bằng khen danh hiệu “Tập thể Lao động xuất”.

       3. Điểm yếu

Tỷ lệ bé chuyên cần, bé ngoan của trường chưa vượt trội so với các trường bạn do trường có nhóm trẻ 24-36 tháng, các cháu còn nhỏ sức đề kháng yếu, hay ốm vặt phải nghỉ học làm ảnh hưởng tỷ lệ chung của nhà trường.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2020 - 2021 và các năm tiếp theo nhà trường tiếp tục triển khai, chỉ đạo đội ngũ CB-GV-NV trong đơn vị thực hiện các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo từng giai đoạn

          Hội đồng trường thường xuyên giám sát, đánh giá, điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch cải tiến phù hợp với từng thời điểm.

      5. Tự đánh giá: Không đạt

  Kết luận về Mức 4:

  Điểm mạnh nổi bật:

Nhà trường có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về năng lực, trình độ đào tạo chuyên môn để thực hiện tốt Chương trình GDMN theo quy định.

Trường có diện tích mặt bằng thoáng mát, có hệ thống tường rào bao quanh, có khuôn viên cây xanh, cây cảnh đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp”. Diện tích sân chơi, bãi tập đảm bảo theo quy định. Có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài lớp tạo cơ hội cho trẻ em được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ em phát triển toàn diện.

Tập thể nhà trường luôn tích cực phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ  cũng như các hoạt động thi đua của nhà trường ngày một nâng cao; hằng năm được cấp có thẩm quyền tặng Giấy khen và cộng đồng ghi nhận.

  Điểm yếu cơ bản:

Chương trình giáo dục trong nhà trường chưa áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới.

Sân vườn và khu vực cho trẻ em chơi có diện tích đạt chuẩn nhưng chưa đạt về yêu cầu thiết kế trường mầm non theo quy định Tiêu chuẩn Việt Nam.

Một số công trình còn xây dựng bán kiên cố, chưa có phòng tư vấn tâm lý, chưa có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Một số mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường chưa hoàn thành

          Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 1/6 tiêu chí

          Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 5/6 tiêu chí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần III

KẾT LUẬN CHUNG

Từ khi thành lập trường cho đến nay, Trường Mầm non Hoài Hảo đã trưởng thành và phát triển dưới sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương, của lãnh đạo Phòng GD&ĐT huyện Hoài Nhơn, từng bước hoàn thiện về mặt cơ sở vật chất, về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, Trường Mầm non Hoài Hảo đã tự đánh giá 5 tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non theo các Mức 1,2,3 và 6 tiêu chí của Mức 4 theo quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, qua đó giúp cho nhà trường tự nhận ra những điểm mạnh để phát huy, những tồn tại để tìm ra các biện pháp khắc phục, điều chỉnh, cải tiến, nhằm nâng cao chất lượng nhà trường ngày một phát triển và đạt hiệu quả thiết thực. Thông qua hoạt động tự đánh giá đã có tác dụng tích cực làm chuyển biến nhận thức của CB-GV-NV và học sinh trong nhà trường, từ đó giúp cho CB-GV-NV phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm sau cao hơn năm trước;

Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non và công văn số 5942/BGDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non. Hội đồng tự đánh giá của nhà trường đã tự đánh giá chất lượng giáo dục của Trường Mầm non Hoài Hảo, kết quả như sau:

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu ở Mức 1 và Mức 2: 25/25 tiêu chí - Tỉ lệ: 100%;

        Số lượng tiêu chí không đạt ở Mức 1 Mức 2: 0;

        Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu ở mức 3: 19/19 tiêu chí - Tỉ lệ: 100%;

        Số lượng tiêu chí không đạt ở mức 3: 0;

        Số lượng tiêu chí đạt ở Mức 4: 1/6 tiêu  chí  - Tỉ lệ: 16,7%;

        Số lượng tiêu chí không đạt ở Mức 4: 5/6  - Tỉ lệ: 83,3%.

Căn cứ những tiêu chí đạt và không đạt ở Mức 1, 2, 3 và Mức 4 ở trên, Trường Mầm non Hoài Hảo tự đánh giá đạt Mức 3.

Trường Mầm non Hoài Hảo đề nghị được đánh giá ngoài để công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục Cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia Mức độ 2./.

                                                            Hoài Hảo, ngày 02 tháng 6 năm 2020

 

                   HIỆU TRƯỞNG

 

 

                Diệp Thị Ánh Dung